Máy phát điện ô tô là gì? Cấu tạo, nguyên lý và những bệnh thường gặp
Ngày:07/11/2023 lúc 10:00AM
Máy phát điện trên xe ô tô có vai trò quan trọng trong các thiết bị cung cấp điện nhằm phát điện, chỉnh lưu và điều chỉnh điện áp. Bộ vi mạch được thiết kế nhỏ gọn lắp vào máy phát. Ngoài chức năng điều áp, máy phát điện ô tô còn giúp người lái nhận biết hư hỏng bằng cách điều khiển đèn báo sạc.
Máy phát điện ô tô là gì?
Máy phát điện là một trong ba bộ phận chính chịu trách nhiệm cung cấp điện năng cho ô tô. Hệ thống điện trên xe bao gồm máy phát điện, pin và bộ điều chỉnh điện áp. Ba bộ phận này phối hợp với nhau để tạo ra, cung cấp và điều chỉnh nguồn điện cần thiết cho việc vận hành xe.
Máy phát điện chịu trách nhiệm chính cung cấp điện năng cho ô tô
Máy phát điện trên ô tô chuyển đổi cơ năng thành điện năng. Nguồn cơ năng thường đến từ động cơ đốt trong, tua-bin nước hoặc tua-bin gió,... Thiết bị này được lắp gần động cơ và được truyền động bởi trục khuỷu.
Chức năng của máy phát điện trên ô tô là rất quan trọng. Vì động cơ ô tô chỉ tạo ra năng lượng cơ học mà không sản xuất điện. Do đó, cần có một nguồn điện để cung cấp năng lượng cho tất cả các thiết bị điện trên xe. Máy phát điện ô tô giúp tạo ra năng lượng điện liên tục, đảm bảo hoạt động ổn định cho các thiết bị điện. Ví dụ như cung cấp điện để sạc các thiết bị khác, duy trì hệ thống điều khiển và sạc pin trong suốt quá trình xe vận hành.
Cấu tạo của máy phát điện ô tô
Máy phát điện ô tô gồm nhiều thành phần chính:
- Rotor (Roto): Đây là phần quay của máy phát điện. Phần quay này có thể là nam châm vĩnh cửu hoặc cuộn dây điện từ. Rotor được kết nối với trục khuỷu động cơ thông qua dây curoa.
- Stator (Stato): Phần tĩnh của máy phát điện bao gồm các cuộn dây dẫn điện quấn quanh lõi sắt từ. Khi rotor quay, từ trường do rotor tạo ra sẽ cắt qua các cuộn dây stator, sinh ra dòng điện xoay chiều.
- Bộ chỉnh lưu (Rectifier): Thiết bị này có nhiệm vụ chuyển đổi dòng điện xoay chiều từ stator thành dòng điện một chiều (DC) để cung cấp cho hệ thống điện của ô tô.
- Bộ điều áp (Voltage Regulator): Có chức năng điều chỉnh điện áp đầu ra của máy phát điện duy trì ở mức ổn định nhằm giúp bảo vệ hệ thống điện của xe.
Nguyên lý hoạt động của máy phát điện
Nguyên lý hoạt động của máy phát điện ô tô dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi động cơ ô tô hoạt động, trục khuỷu quay kéo theo rotor của máy phát điện. Rotor quay tạo ra từ trường xoay chiều cắt qua các cuộn dây stator. Từ đó gây ra sự cảm ứng điện từ và tạo ra dòng điện xoay chiều.
Máy phát điện ô tô hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ
Dòng điện này sau đó được bộ chỉnh lưu chuyển đổi thành dòng điện một chiều (DC). Tiếp theo được bộ điều áp điều chỉnh ổn định điện áp, rồi cung cấp cho hệ thống điện của ô tô. Sự chuyển đổi này rất quan trọng vì hầu hết các thiết bị điện trên xe đều sử dụng điện một chiều.
=>> Xem thêm: 7 Triệu chứng cho thấy bugi ô tô có vấn đề.
Các loại máy phát điện ô tô phổ biến nhất hiện nay
Máy phát điện một pha
Máy phát điện một pha thường sử dụng trên các dòng xe cũ hoặc xe tải nhẹ
Máy phát điện ba pha
Máy phát điện không chổi than
Dấu hiệu hư hỏng máy phát điện
Sau một thời gian sử dụng, máy phát điện ô tô có thể gặp phải một số hư hỏng và hao mòn. Các dấu hiệu phổ biến để nhận biết máy phát điện gặp trục trặc bao gồm:
Chổi than tiếp xúc kém: Có thể do bị oxy hóa, kẹt hoặc mòn không đều,... làm tăng điện trở và giảm công suất máy phát.
Cuộn cảm ứng nguội: Thường xảy ra ở đầu các cuộn dây, làm giảm từ thông, khiến điện áp thấp và ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị khác.
Cuộn dây bị đứt: Khi bị đứt điện áp cuộn dây giảm xuống 3-4V khiến máy phát không cung cấp đủ năng lượng cho hệ thống.
Cuộn dây bị chập: Gây trở ngại cho hoạt động ổn định của máy phát điện.
Một số dấu hiệu hư hỏng của máy phát điện ô tô thường gặp
Đứt cuộn dây stato: Nếu đứt một pha, điện trở tăng có thể gây hỏng diode chỉnh lưu. Đứt hai pha sẽ ngắt hoàn toàn mạch và làm máy phát ngừng hoạt động.
Cuộn dây stato chạm đất: Thường do nhiệt hoặc hư hỏng cơ học, gây giảm công suất máy phát điện.
Những dấu hiệu này cảnh báo cần bảo dưỡng hoặc thay thế để máy phát điện hoạt động hiệu quả.
Các bước kiểm tra máy phát điện ô tô khi có sự cố
Người lái nên chuẩn bị sẵn bộ dụng cụ chuyên dụng trên xe. Trong đó vôn kế là công cụ thiết yếu để kiểm tra các thông số điện. Dưới đây là cách kiểm tra máy phát điện ô tô:
- Bước 1 - Kiểm tra ắc quy: Đảm bảo động cơ đã tắt, kết nối vôn kế vào ắc quy (đầu đỏ với cực dương, đầu đen với cực âm) và đọc điện áp. Nếu điện áp lớn hơn 12V, tiếp tục kiểm tra. Còn nếu thấp hơn cần sạc lại bình và đo điện áp sau khi sạc.
- Bước 2 - Khởi động xe: Sau khi xác nhận ắc quy đủ điện, khởi động xe và tăng tốc động cơ lên khoảng 2.000 vòng/phút để làm nóng động cơ.
- Bước 3 - Đo điện áp khi động cơ hoạt động: Đọc giá trị điện áp từ vôn kế. Nếu khi tăng giảm ga, điện áp dao động trong khoảng 13 - 14,5V, máy phát điện hoạt động bình thường. Nếu điện áp nằm ngoài khoảng này, máy phát điện có thể gặp sự cố. Do đó cần kiểm tra thêm các thiết bị điện như đèn và điều hòa để đảm bảo chúng vẫn hoạt động tốt.
Hướng dẫn cách bảo dưỡng máy phát điện ô tô chuẩn
Máy phát điện ô tô là bộ phận quan trọng cung cấp năng lượng điện cho các hệ thống trong xe. Việc bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp máy phát điện hoạt động ổn định, kéo dài tuổi thọ và giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc. Dưới đây là quy trình bảo dưỡng máy phát điện theo các mốc thời gian:
Mốc bảo dưỡng 6 tháng/ lần
Mục tiêu của lần bảo dưỡng này là kiểm tra các bộ phận cơ bản của máy phát điện đảm bảo các chức năng vận hành bình thường. Cụ thể một số bộ phận kiểm tra là:
- Kiểm tra động cơ, hệ thống dầu nhớt, nước mát
- Kiểm tra các bộ lọc dầu, lọc nhiên liệu và lọc gió
- Kiểm tra bộ áp lực nhớt và các hệ thống an toàn
- Vệ sinh lọc gió, thay nhớt máy theo định kỳ
Mốc bảo dưỡng 12 tháng/ lần
Sau khoảng 500 giờ hoặc 12 tháng sử dụng, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra và thay thế các linh kiện bị mài mòn hoặc hư hỏng:
- Kiểm tra nước làm mát và hệ thống lọc khí
- Kiểm tra độ chặt của đai curoa và hoạt động của cánh quạt
- Kiểm tra tình trạng của bộ tản nhiệt và bộ chỉ thị áp lực
- Vệ sinh lọc khí và thay bộ lọc gió (nếu cần)
- Kiểm tra đai và thay thế nếu cần
Mốc bảo dưỡng từ 3 - 5 năm
Sau khoảng 3-5 năm, máy phát điện có thể có dấu hiệu suy giảm hiệu suất. Lúc này cần kiểm tra kỹ lưỡng và thay thế các linh kiện quan trọng:
- Vệ sinh động cơ và kiểm tra khe hở của xupap, béc phun
- Kiểm tra và thay thế các đường ống, xiết lại các bu lông, đai ốc
- Kiểm tra và thay mới bình ắc quy, lọc nhớt, lọc nhiên liệu
- Kiểm tra điện trong bình ắc quy và thay mới nếu cần
Mốc bảo dưỡng trên 5 năm
Từ 5 năm sử dụng trở đi, máy phát điện cần được trùng tu lần 2 với các công việc sau:
- Kiểm tra toàn bộ các bộ phận đã được kiểm tra trong lần trùng tu trước
- Vệ sinh và cân chỉnh béc phun, bơm nhiên liệu
- Kiểm tra hệ thống làm mát và các puli của cánh quạt, bơm nước
- Kiểm tra bơm nhớt và đường ống dẫn khí, nước
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về máy phát điện. Hi vọng với những gì chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn trong quá trình tìm hiểu về bộ phận quan trọng này trên ô tô của mình.
Ngoài ra để tìm hiểu thêm về các phụ tùng ô tô quý khách vui lòng liên hệ:
Phụ tùng ô tô MAST
Điện thoại: 1800.1539 K1B
Địa chỉ: 956 Bạch Đằng - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Website: https://mast.com.vn
=>> Xem thêm các nội dung sau: