Cách sử dụng, cách chỉnh đèn, đánh bóng đèn pha ô tô
Ngày:13/04/2024 lúc 14:38PM
Sử dụng đèn pha như thế nào là đúng cách? Có các cách đánh bóng đèn pha nào hiệu quả? Làm sao để chỉnh đèn pha ô tô?
Các loại đèn trên ô tô
Hệ thống đèn ô tô gồm các loại đèn cơ bản sau:
Đèn chiếu sáng trước cung cấp ánh sáng khi lái xe trong điều kiện thiếu sáng. Đèn chiếu sáng trước có hai chế độ: chế độ pha (chiếu xa) và chế độ cos hay cốt (chiếu gần).
Đèn đèn xi nhan (đèn báo rẽ) báo hiệu, xin đường khi xe cần chuyển làn, chuyển hướng (rẽ trái, rẽ phải).
Đèn định vị ban ngày hỗ trợ tăng sáng, định vị trong điều kiện ánh sáng yếu.
Đèn sương mù (đèn gầm) tăng sáng, định vị trong điều kiện hạn chế tầm nhìn như khi chạy xe trời mưa, sương mù…
Đèn hậu định vị khi xe di chuyển trong điệu kiện thiếu sáng.
Đèn lùi cung cấp ánh sáng giúp dễ dàng quan sát khi lùi xe.
Đèn nội thất cung cấp ánh sáng khi cần.
Cách sử dụng đèn ô tô
Thông thường, công tắc của hầu hết đèn xe ô tô được tích hợp chung trên một cần điều khiển nằm ở bên trái phía sau vô lăng. Để bật/tắt đèn, thay đổi chế độ đèn chỉ cần xoay núm hay gạt cần điều khiển này.
Cách bật/tắt đèn pha
Ký hiệu đèn pha ô tô có nhiều vạch ngang theo hình của đèn pha. Ký hiệu đèn pha thường nằm ở cụm bên ngoài của cần điều khiển đèn.
Cách bật đèn pha: Xoay núm phía ngoài về ký hiệu đèn pha. Khi bật, xe sẽ mặc định đèn ở chế độ cos (chiếu gần)
Cách chuyển sang chế độ pha (chiếu xa): Đẩy cần điều khiển đèn về phía trước
Cách chuyển về chế độ cos (chiều gần): Đẩy cần điều khiển đèn về phía sau
Cách nháy đèn pha: Đẩy nhẹ cần điều khiển đèn về phía sau 1 – 2 lần
Cách tắt đèn pha: Xoay núm phía ngoài về ký hiệu vòng tròn nhỏ hoặc chữ OFF
Khi đèn pha được bật, đèn hậu sẽ bật theo, biểu tượng đèn pha trên bảng đồng hồ sau vô lăng sẽ sáng đèn để báo hiệu cho người lái. Một số dòng xe cao cấp ngày nay được trang bị tính năng tự động bật/tắt đèn pha theo cảm biến ánh sáng, tự động chuyển pha/cos… Nếu xe có sẵn các tính năng này thì người lái không cần phải điều chỉnh đèn.
Cách bật/tắt đèn xi nhan
Cách bật đèn xi nhan phải: Đẩy cần điều khiển đèn lên trên
Cách bật đèn xi nhan trái: Đẩy cần điều khiển đèn xuống dưới
Cách tắt đèn xi nhan: Đẩy cần điều khiển về giữa như ban đầu
Cách bật/tắt đèn định vị
Ký hiệu đèn định vị là hai bóng đèn nhỏ quay vào nhau. Ký hiệu đèn định vị thường nằm ở cụm bên ngoài của cần điều khiển đèn, chung với đèn pha.
Cách bật đèn định vị: Xoay núm phía ngoài về ký hiệu đèn định vị
Cách tắt đèn định vị: Xoay núm phía ngoài về ký hiệu tắt đèn
Cách bật/tắt đèn sương mù
Ký hiệu đèn sương mù có 3 vạch xéo hướng xuống, khá giống ký hiệu đèn pha nhưng ngắn hơn và có thêm một vạch lượn sóng ở giữa. Ký hiệu đèn sương mù thường nằm ở cụm bên trong, không nằm chung cụm bên ngoài với đèn pha, đèn định vị.
Cách bật đèn sương mù: Xoay núm phía trong về ký hiệu đèn sương mù
Cách tắt đèn sương mù: Xoay núm phía trong về ký hiệu tắt đèn sương mù
Lưu ý khi sử dụng đèn pha ô tô
Khi sử dụng đèn pha ô tô, người lái cần lưu ý:
Không sử dụng đèn pha trong đô thị, khu dân cư. Vì đèn pha dễ làm chói mắt, ảnh hưởng đến các phương tiện di chuyển ngược chiều. Khi chạy trong đô thị chỉ sử dụng đèn cos. Luật giao thông cũng đã quy định rõ điều này. Theo Luật Giao thông đường bộ, nếu ô tô dùng đèn chiếu xa trong khu dân cư sẽ bị phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng.
Nên sử dụng đèn pha khi chạy đường cao tốc, đường ngoại ô, đường hai chiều có dải phân cách… Bởi đèn pha sẽ cho ánh sáng tốt hơn, giúp người lái có tầm nhìn bao quát hơn. Tuy nhiên khi dùng đèn pha nếu gặp xe ngược chiều trong điều kiện đường quá tối thì nên giảm tốc độ và chuyển sang cos để tránh gây chói mắt tài xế chạy xe ngược chiều.
Nên sử dụng nháy pha, đá pha khi cần xin vượt, xin đường thay cho còi xe. Vì ô tô thường đóng kín cửa, nếu ở khoảng cách quá xa sẽ khó nghe được. Dùng nháy pha thay cho còi cũng giảm ô nhiễm tiếng ồn.
Nếu thấy xe ngược chiều nháy pha thì nên kiểm tra xem xe mình có đang bật đèn pha hay không. Các bác tài thường nháy pha để nhắc nhở nhau điều này.
Các cách đánh bóng phục hồi đèn pha ô tô
Có nhiều cách đánh bóng, làm trong, phục hồi đèn pha ô tô như:
Đánh bóng bằng ruột bơ sáp
Trái bơ sáp chín thường có thành phần Axit. Thành phần này giúp làm sạch các mảng bám ố vàng, đồng thời tăng độ sáng bóng. Do đó nhiều người thường dùng bơ sáp để đánh bóng đèn xe. Cách đánh bóng này có thể áp dụng với trường hợp choá đèn ô tô bị mờ đục sau thời gian dài sử dụng.
Hướng dẫn đánh bóng đèn pha ô tô bằng ruột bơ sáp:
Bước 1: Vệ sinh sạch bề mặt choá đèn trước khi đánh bóng
Bước 2: Cắt đôi trái bơ sáp chín, dùng ruột bơ chà lên choá đèn nhiều lần
Bước 3: Làm sạch choà đèn với nước
Đánh bóng bằng kem đánh răng
Thành phần chính của kem đánh răng là chất Florua, chất mài mòn và chất tẩy rửa. Chất mài mòn chiếm tối thiểu 50%. Chất này giúp loại bỏ các mảng bám rất hiệu quả. Đây chính là lý do vì sao ngoài công dụng chính là vệ sinh răng miệng, kem đánh răng còn có nhiều công dụng khác như đánh bóng xoá xước giày da, làm sạch móng tay, làm sạch bàn là, làm sạch vòi nước… và đặc biệt là đánh bóng đèn pha ô tô.
Hướng dẫn đánh bóng đèn pha ô tô bằng kem đánh răng:
Bước 1: Vệ sinh sạch bề mặt choá đèn trước khi đánh bóng
Bước 2: Thoa đều kem đánh răng lên toàn bộ bề mặt choá đèn pha xe
Bước 3: Dùng khăn mịn lau liên tục nhiều lần
Bước 4: Làm sạch choà đèn với nước
Đánh bóng bằng sáp/dung dịch đánh bóng đèn xe chuyên dụng
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sáp/dung dịch đánh bóng đèn pha ô tô chuyên dụng. Các loại sáp hay dung dịch này được sản xuất dành riêng để đánh bóng xe nên có độ mịn cao, tính ăn mòn thấp. Sử dụng sáp hay dung dịch đánh bóng đèn xe chuyên dụng được đánh giá là phương pháp đánh bóng đèn hiệu quả nhất.
Hướng dẫn đánh bóng đèn pha ô tô bằng sáp/dung dịch đánh bóng đèn xe chuyên dụng:
Bước 1: Vệ sinh sạch bề mặt choá đèn trước khi đánh bóng
Bước 2: Dùng keo dán bọc xung quanh đèn xe để tránh phạm đến sơn xe
Bước 3: Thoa sáp đánh bóng hoặc phun dung dịch đánh bóng đều khắp bề mặt choá đèn
Bước 4: Dùng khăn mịn chà theo vòng tròn
Đánh bóng bằng giấy nhám
Trong trường choá đèn bị trầy xước nhiều có thể dùng cách đánh bóng đèn pha ô tô bị xước bằng giấy nhám. Tuy nhiên so với các cách trên thì cách này đòi hỏi người thực hiện phải nắm được kỹ thuật sử dụng và đánh bóng bằng giấy nhám.
Hướng dẫn đánh bóng đèn pha ô tô bằng giấy nhám:
Bước 1: Ngâm giấy nhám P1500 cho thấm nước rồi đánh theo chiều ngang
Bước 2: Ngâm giấy nhám P2000 thấm nước rồi đánh theo chiều dọc
Bước 3: Sử dụng sáp hoặc dung dịch đánh bóng đèn pha chuyên dụng để đánh bóng lại đèn xe
Đánh bóng bằng Cana
Cana là một loại sáp đánh bóng gồm những hạt li ti siêu nhỏ giúp mài mòn, đánh bóng các bề mặt như kim loại, gỗ, đá… Tuy nhiên Cana phá thô với độ mịn chỉ khoảng 400 nên được khuyến nghị không dùng để đánh bóng sơn xe. Với choá đèn ô tô, Cana có thể giúp sáng bóng hơn nhưng không nên quá lạm dụng. Thay vì đánh bóng đèn xe ô tô bằng Cana các chuyên gia khuyên nên dùng sáp bóng chuyên dụng.
Các cách đánh bóng phục hồi độ trong của đèn pha trên đây chỉ hiệu quả với đèn bị trầy xước, ố vàng nhẹ. Trong trường hợp đèn bị trầy xước nặng hay quá cũ nên đưa xe đến các gara chuyên phục hồi đèn pha ô tô để xử lý. Nếu mặt đèn đã xuống cấp nghiêm trọng thì tốt nhất nên thay kính đèn pha mới để có độ sáng cao nhất.
Cách chỉnh đèn pha ô tô
Sau thời gian dài hoạt động, đèn pha ô tô có thể bị lệch hướng, sai lệch độ chụm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp ánh sáng, khả năng chiếu tầm xa mà còn có thể gây chói mắt người lái xe ngược chiều. Do đó cần cân chỉnh lại đèn pha sao cho đúng chuẩn.
Hướng cách chỉnh đèn pha ô tô:
Bước 1: Cân bằng xe
Xe cân bằng mới có thể chỉnh đèn pha ô tô chính xác. Do đó trước khi tiến hành chỉnh đèn pha nên kiểm tra áp suất lốp xe, đảm bảo áp suất các lốp đúng chuẩn theo thông số nhà sản xuất, không bị non hơi cũng không quá căng.
Bước 2: Vệ sinh, đánh bóng đèn pha
Nếu choá đèn pha bị bẩn hay mờ đục cần vệ sinh, đánh bóng để lấy lại độ trong của choá. Điều này sẽ giúp căn chỉnh chùm sáng một cách chuẩn nhất.
Bước 3: Xác định luồng sáng của đèn pha
Để xác định luồng sáng của đèn pha đầu tiên hãy đỗ xe cách tường hoặc màn chắn từ 5 – 7 m. Đảm bảo xe được đỗ trên nền bằng phẳng.
Tiếp theo kẻ một đường dọc chính giữa trên tường/màn chắn sao cho vuông góc với nền. Căn đường tim của xe sao cho đường tim của xe đối diện với đường kẻ.
Bước 4: Đo khoảng cách đến tim đèn
Tiến hành đo khoảng cách tim đèn và chiều cao tim đèn đến mặt đất.
Bước 5: Kẻ đường cut-of line
Trên tường/màn chắn, kẻ một đường cut-of line với độ cap thấp hơn độ cao đèn khoảng 1 – 2 inch (tương đương 2,56 – 5,08cm).
Bước 6: Chỉnh đèn
Nổ máy xe ở chế độ không tải, bật và chỉnh đèn xe sao cho chiều cao và độ chụm của chùm sáng đúng chuẩn. Chùm sáng phải có chiều cao cân bằng với chiều cao tim đèn, phải có độ chụm tầm 10 – 15 độ.
Lần lượt chỉnh đèn bên tài và bên phụ. Khi điều chỉnh đèn pha bên tài thì che đèn pha bên phụ và ngược lại. Sau cùng bật cả hai bên xem độ cao và độ chụm của chùm sáng có bằng nhau chưa.
Lưu ý khi chỉnh đèn pha ô tô:
Khi kiểm tra độ chụm của đèn pha thì cần che chùm sáng của đèn cos hoặc ngắt giắc nối đèn cos.
Tuyệt đối không che đèn pha quá lâu bởi có thể khiến cháy kính đèn do nhiệt độ tăng cao.