Tại sao cần thay thế lọc gió động cơ?
Ngày:15/04/2024 lúc 09:37AM
Lọc gió là một bộ phận có cấu tạo đơn giản nhưng có tầm quan trọng lớn đối với động cơ. Việc thay thế lọc gió cũng cần phải thực hiện định kỳ. Lọc gió động cơ ô tô là thiết bị giúp ngăn bụi bẩn trong không khí lọt vào bên trong động cơ. Thiết bị này có thể được vệ sinh hoặc thay mới tùy trường hợp. Cần phân biệt hai loại lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa để tránh nhầm lẫn khi đưa xe đi bảo dưỡng.
Tại sao cần thay thế lọc gió động cơ?
Theo thời gian, lọc gió sẽ bị bẩn dần do bám nhiều bụi từ ngoài không khí, dẫn đến hiện tượng xe bị giảm bớt công suất, bị nóng máy hoặc tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn. Ngoài ra, nếu để lọc gió quá bẩn có thể xuất hiện muội than trong buồng đốt hoặc nếu bụi lọt qua nhiều có thể khiến cảm biến lưu lượng khí nạp nhận biết sai, cung cấp nhiên liệu không chính xác cho động cơ.
Thông thường, đối với xe mới, lọc gió động cơ ô tô cần thay vệ sinh sau mỗi 5.000 km và thay mới sau mỗi 20.000 km. Tuy nhiên với trường hợp của bạn là xe đã qua sử dụng, thời điểm cần thay lọc gió có thể sớm hơn và tùy theo điều kiện hoạt động của xe, có thể thay vệ sinh 3.000 km hoặc mỗi tháng một lần, và thay mới sau mỗi 15.000 km.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý theo dõi tình trạng của xe, nếu có một trong những dấu hiệu như xe chạy hao xăng, động cơ thường xuyên bị tắt đột ngột, nhanh nóng và điều hòa không đủ mát thì bạn nên lập tức kiểm tra lọc gió động cơ và vệ sinh hoặc thay mới (nếu cần).
Các thao tác thay lọc gió động cơ tuy không quá phức tạp, nhưng lời khuyên cho bạn là nên đem xe đến các gara uy tín để được kiểm tra một cách chính xác tình trạng của xe.
Cách thay thế lọc gió động cơ
Trường hợp bạn muốn tự thao tác tại nhà, nên lưu ý làm theo các bước sau đây:
– Mở nắp capo, đợi cho động cơ nguội hẳn.
– Xác định chính xác vị trí hộp chứa lọc gió.
– Mở hộp chứa bằng công cụ phù hợp, lấy lọc gió ra khỏi hộp chứa.
– Vệ sinh lọc gió bằng cách gõ nhẹ xuống sàn để bụi và cặn bẩn rơi ra. Sau đó dùng máy hút bụi hoặc máy xịt không khí đưa vào từng lớp để vệ sinh toàn bộ phần bụi bẩn.
– Tuyệt đối không nhúng lọc gió vào nước sẽ làm hỏng lọc gió.
– Trong trường hợp lọc gió quá bẩn không thể làm sạch, thay lọc gió mới, lưu ý lắp đúng chiều vào hộp chứa.
– Kiểm tra lần cuối bằng cách khởi động máy, đệm ga lớn và dùng tay để kiểm tra cổ góp gió xem có không khí hút vào hay không, phòng trường hợp bị nghẹt.
>> Tìm hiểu ngay: