Khi nào cần phải thay dầu phanh cho ô tô? Top 4+ loại phổ biến nhất
Ngày:19/11/2024 lúc 09:00AM
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao khi đạp phanh, chiếc xe lại có thể dừng lại một cách an toàn? Bí quyết nằm ở một loại chất lỏng đặc biệt gọi là dầu phanh ô tô. Vậy dầu phanh có nhiệm vụ gì và vì sao lại quan trọng vậy? Hãy cùng Mast khám phá câu trả lời ngay trong bài viết này nhé!
Dầu phanh là gì? Tác dụng của dầu phanh ô tô
Dầu phanh là loại chất lỏng đặc biệt, không bị nén và được thiết kế riêng để điều khiển hệ thống phanh thủy lực trên các phương tiện giao thông. So với các chất lỏng khác trên ô tô như dầu động cơ, dầu trợ lực lái, nước làm mát hay nước rửa kính, dầu phanh nổi bật với những tính chất vật lý vượt trội. Nó sở hữu khả năng truyền lực xuất sắc, nhiệt độ sôi cao và đặc biệt không hấp thụ nước. Nhờ những đặc tính này, dầu phanh đóng vai trò không thể thay thế trong việc đảm bảo hiệu quả và an toàn cho hệ thống phanh của xe.
Dầu phanh hay còn được gọi với cái tên là dầu thắng (tiếng Anh là Brake Fluid). Bộ phận giữ vai trò then chốt trong việc truyền lực, đảm bảo hệ thống phanh trên ô tô hoạt động hiệu quả. Không chỉ dừng lại ở chức năng truyền lực, dầu phanh còn giúp bôi trơn, giảm ma sát và chống ăn mòn. Nhờ đó, các bộ phận trong hệ thống phanh vận hành mượt mà và kéo dài tuổi thọ hơn.
=>> Xem thêm: Vật liệu chế tạo, phân loại và dấu hiệu nhận biết hư hỏng của đĩa phanh ô tô
Tại sao cần phải thay dầu ô tô định kỳ?
Giống như dầu động cơ hay dầu hộp số, dầu phanh ô tô cũng bị hao mòn và giảm chất lượng theo thời gian. Với đặc tính dễ hút ẩm nên dầu phanh rất dễ bị nhiễm nước. Theo nhiều nghiên cứu, sau một năm sử dụng dầu phanh có thể nhiễm khoảng 2% nước. Con số này tăng lên đến 8% sau ba năm. Khi bị nhiễm nước dầu phanh dễ sôi hơn và áp suất phanh giảm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả phanh. Ngoài ra, dầu phanh nhiễm nước còn làm rỉ sét các bộ phận trong hệ thống phanh.
Thay dầu phanh định kỳ để đảm bảo an toàn khi lái xe
Trong quá trình vận hành, ma sát giữa các chi tiết trong hệ thống phanh tạo ra muội than làm bẩn dầu phanh. Qua thời gian, dầu phanh xuống cấp, chất lượng giảm sút dẫn đến hiện tượng như: phanh kêu to, phanh nặng, chân phanh thấp hoặc hỏng phanh. Vì vậy, việc thay dầu phanh định kỳ là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn khi lái xe.
Khi nào cần phải thay dầu phanh ô tô?
Thời điểm thay dầu phanh phụ thuộc vào loại xe và điều kiện sử dụng:
Xe phổ thông (Honda, Toyota, Mazda, Hyundai, Kia…): Nên thay dầu phanh sau 3 năm sử dụng, bất kể số km đã đi.
Xe sang (Mercedes-Benz, Audi, BMW, Lexus…): Nhà sản xuất khuyến nghị thay dầu phanh sau mỗi 2 năm hoặc sau 30.000 - 40.000 km.
Nếu xe hoạt động thường xuyên trong môi trường bụi bẩn, ẩm ướt hoặc sử dụng phanh liên tục cần thay dầu phanh sớm hơn. Để xác định chính xác thời điểm thay dầu, hãy kiểm tra mức dầu và chất lượng thực tế trong bình chứa dầu phanh.
Thay dầu phanh đúng thời điểm không chỉ giúp hệ thống phanh hoạt động hiệu quả mà còn tăng tuổi thọ cho các bộ phận liên quan, đảm bảo hành trình luôn an toàn và mượt mà.
Hướng dẫn cách kiểm tra dầu phanh trong ô tô
Hầu hết ô tô ngày nay đều được trang bị cảm biến dầu phanh giúp bạn nhận biết khi dầu gần cạn thông qua đèn báo trên bảng điều khiển. Tuy nhiên, bạn vẫn nên kiểm tra thủ công định kỳ để đảm bảo an toàn.
Xác định vị trí bình dầu phanh: Bình dầu phanh nằm trong khoang động cơ. Đây thường là một thùng nhựa trắng có nắp in chữ Brake Fluid hoặc biểu tượng phanh màu vàng. Nếu khó tìm, hãy tham khảo sách hướng dẫn sử dụng xe hoặc liên hệ nhà sản xuất.
Hướng dẫn cách kiểm tra dầu phanh trong ô tô thủ công đơn giản
Kiểm tra mức dầu: Trên bình dầu phanh có vạch Maximum (đầy) và Minimum (thiếu). Quan sát từ bên ngoài, nếu dầu gần hoặc dưới mức Minimum bạn cần bổ sung dầu mới.
Kiểm tra chất lượng dầu: Dầu phanh đạt chuẩn thường có màu vàng nhạt hoặc trong suốt. Nếu dầu chuyển sang màu nâu đậm thì nghĩa là dầu đã xuống cấp và cần thay mới hoàn toàn.
=>> Lưu ý quan trọng: Hạn chế mở nắp bình dầu phanh để tránh hơi ẩm và không khí xâm nhập, gây ảnh hưởng đến hiệu suất dầu.
Tìm hiểu chung về các loại dầu phanh ô tô hiện nay
Dầu phanh ô tô được tạo ra từ dầu gốc tinh chế kết hợp với các phụ gia đa chức năng. Vì vậy đảm bảo khả năng chịu nén tốt, bôi trơn hiệu quả cho các kẹp phanh và duy trì nhiệt độ sôi cao.
Hầu hết dầu phanh hiện nay được sản xuất từ Poly-Glycol, một hỗn hợp của nhiều thành phần khác nhau. Cấu tạo cơ bản của dầu phanh bao gồm 4 thành phần chính:
Chất ức chế: Giúp chống oxy hóa và ngăn ngừa ăn mòn trong hệ thống phanh.
Modifier-Coupler: Điều chỉnh độ phồng của các bộ phận cao su không được che phủ, đảm bảo tính ổn định khi sử dụng.
Dầu phanh có cấu tạo từ dầu gốc tinh chế kết hợp với các phụ gia
Dung dịch hòa tan: Chiếm 50-80% thành phần dầu phanh, quyết định độ nhớt và điểm sôi. Loại dung môi phổ biến nhất là Glycol.
Dầu nhớt: Thường là Polypropylene hoặc Polythene, chiếm 20-40%, giúp bôi trơn và đảm bảo hoạt động mượt mà cho các chi tiết phanh.
Dầu phanh ô tô được phân loại dựa trên tiêu chuẩn DOT (Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ và Hiệp hội Kỹ sư Ô tô). Tiêu chuẩn này đánh giá dầu phanh qua các yếu tố như: nhiệt độ sôi, khả năng duy trì hiệu suất ở môi trường nhiệt độ cao và thấp. Các loại dầu phanh phổ biến bao gồm DOT 2, DOT 3, DOT 4, DOT 5 và DOT 5.1. Trong đó DOT 3 và DOT 4 là hai loại được sử dụng rộng rãi nhất trên các dòng xe hiện đại. Bởi có hiệu suất ổn định và đáp ứng tốt các điều kiện vận hành khắc nghiệt.
Top 4+ loại dầu phanh ô tô thông dụng và tốt nhất
Dầu phanh ô tô DOT 3
Dầu phanh DOT 3 được tạo nên từ Alcohol và Glycerin, không chứa các chất vô cơ hay Silicon. Sản phẩm này được sản xuất bằng công nghệ Polyethylene Glycol Ether, đảm bảo hiệu suất vận hành cao.
Đặc điểm nổi bật của dầu phanh ô tô DOT 3:
Nhiệt độ sôi khô và ướt lần lượt là 205 độ C, 140 độ C.
Khả năng sôi tốt cả trong điều kiện khô và ướt
Không màu hoặc có màu hổ phách
Không bị đông đặc ở nhiệt độ thấp
Các chi tiết cao su ít bị trương nở và hoà tan làm giảm nguy cơ rò rỉ dầu
Dầu dễ hút ẩm từ không khí, vì vậy cần thay thế định kỳ nhanh chóng do dầu dễ bị nhiễm nước.
Có thể pha trộn với dầu DOT 4 và DOT 5.1 vì có thành phần Glycol giống nhau.
Là loại dầu phanh có giá rẻ nhất trong các loại dầu phanh hiện có.
Dầu phanh ô tô DOT 4
Dầu phanh DOT 4 được sản xuất từ Glycol Rte và các Este Bora. Do đó giúp cải thiện hiệu suất và nâng cao điểm sôi ở cả trạng thái khô và ướt.
Đặc điểm nổi bật của dầu phanh ô tô DOT 4:
Điểm sôi khô và sôi ướt lần lượt là: 230 độ C và 155 độ C (cao hơn DOT 3)
Duy trì hiệu suất tốt khi khô nhưng hiệu suất giảm nhanh hơn trong điều kiện ướt.
Không màu sắc hoặc màu hổ phách
Khi bị ướt, nhiệt độ sôi sẽ giảm mạnh hơn dầu phanh ô tô DOT 3
Có thể pha trộn với dầu DOT 3 và DOT 5.1 nhờ thành phần Glycol tương đồng.
Giá thành cao hơn loại dầu phanh DOT 3
Thay dầu định kỳ sau mỗi 2 năm sử dụng.
Dầu phanh ô tô DOT 5
Dầu phanh DOT 5 là loại dầu gốc silicon, chứa các thành phần không hút nước như Polydimethylsiloxane và Tributyl Phosphate.
Đặc điểm nổi bật của dầu phanh ô tô DOT 5:
Nhiệt độ sôi khô và sôi ướt lần lượt là: 260 độ C và 180 độ C (cao hơn DOT 3 và DOT 4)
Dầu phanh ô tô có màu tím
Không hút ẩm, giúp bảo vệ hệ thống phanh khỏi ảnh hưởng của thời tiết.
Độ nhớt ổn định trong các điều kiện khắc nghiệt.
Dễ giãn nở nếu bị lẫn tạp chất, làm ảnh hưởng đến hiệu suất.
Không phù hợp với hệ thống đã sử dụng dầu DOT 3 hoặc DOT 4 (do khác gốc Glycol).
Không thích hợp cho hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) vì độ nhớt cao.
Không thể pha trộn với dầu DOT 3, DOT 4, hoặc DOT 5.1.
Giá thành cao hơn dầu DOT 3 và DOT 4.
Dầu phanh ô tô DOT 5.1
Dầu phanh DOT 5.1 là phiên bản nâng cấp của dầu DOT 5. Ngoài Silicon, dầu DOT 5.1 còn kết hợp thêm Borat Este và Polyalkylene Glycol Ether để tăng hiệu quả.
Đặc điểm nổi bật của dầu phanh DOT 5.1:
Nhiệt độ sôi cao hơn DOT 5, mang lại hiệu suất vượt trội cả trong điều kiện khô và ướt.
Có thể trộn với dầu chứa Glycol nhưng không nên trộn với DOT 5 vì dầu DOT 5 kỵ nước.
Dầu DOT 5.1 có khả năng hút ẩm từ môi trường.
Giá cao hơn so với DOT 3 và DOT 4.
Mỗi loại dầu phanh DOT có những ưu nhược điểm riêng phù hợp với từng dòng xe và điều kiện sử dụng. Dù DOT 5 hoặc DOT 5.1 có hiệu suất cao nhưng chưa chắc phù hợp với xe của bạn. Để chọn đúng loại dầu phanh, bạn nên tham khảo sách hướng dẫn sử dụng xe hoặc hỏi ý kiến kỹ thuật viên của hãng. Nhà sản xuất thường sẽ có khuyến nghị cụ thể cho loại dầu phanh cần sử dụng.
Cập nhật bảng giá dầu phanh ô tô mới nhất
Giá dầu phanh ô tô phụ thuộc vào tiêu chuẩn DOT và thương hiệu. Dưới đây là mức giá tham khảo cho từng loại dầu phanh phổ biến:
Dầu phanh DOT 3: 80.000 – 180.000 đồng/lít
Dầu phanh DOT 4: 150.000 – 300.000 đồng/lít
Dầu phanh DOT 5: 300.000 – 500.000 đồng/lít
Dầu phanh DOT 5.1: 350.000 – 450.000 đồng/lít
Lưu ý: Giá có thể thay đổi tùy vào nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm. Hãy lựa chọn sản phẩm phù hợp với xe của bạn theo khuyến nghị của nhà sản xuất.
Nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng dầu phanh nhiễm nước
Dầu phanh nhiễm nước là hiện tượng phổ biến sau thời gian dài sử dụng xe. Khi bị nhiễm nước, chất lượng dầu giảm đáng kể làm giảm hiệu suất. Đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của hệ thống phanh.
Nguyên nhân dầu phanh nhiễm nước
Dầu phanh bị nhiễm nước chủ yếu do thành phần Glycol trong dầu phanh DOT 3, DOT 4 và DOT 5.1 có khả năng hút ẩm mạnh. Khi không khí lọt vào hệ thống phanh, dầu sẽ hấp thụ nước. Trong quá trình phanh, ma sát tạo ra nhiệt độ cao khiến dầu sôi và tạo bọt khí. Những bọt khí này sau đó ngưng tụ thành nước.
Ma sát phanh tạo ra nhiệt độ cao khiến dầu sôi và tạo bọt khí nhiều hơn
Theo nghiên cứu:
Sau 12 tháng sử dụng: Dầu nhiễm 2% nước.
Sau 18 tháng: Nhiễm 3% nước.
Sau 36 tháng: Nhiễm 7-8% nước.
Dầu phanh bị nhiễm nước làm giảm khả năng bôi trơn, giảm áp suất dầu và ảnh hưởng đến hiệu suất phanh. Vì vậy, thay dầu phanh định kỳ là rất quan trọng để đảm bảo hệ thống phanh hoạt động tốt.
Cách xử lý dầu phanh bị nhiễm nước
Cách hiệu quả nhất để xử lý dầu phanh bị nhiễm nước là thay dầu phanh mới. Để hạn chế dầu phanh bị nhiễm nước, bạn nên thay dầu theo đúng định kỳ. Ngoài ra thường xuyên kiểm tra hệ thống phanh, đặc biệt là các đường ống dẫn dầu để phát hiện rò rỉ. Rò rỉ sẽ làm mất dầu và khiến dầu dễ bị ướt, tăng nguy cơ nhiễm nước.
Khi thêm dầu phanh mới, hãy đổ nhanh để tránh không khí lọt vào bình quá nhiều. Cẩn thận vì nhiệt độ khoang máy cao và môi trường có xăng có thể làm hơi nước tích tụ, gây nhiễm nước cho dầu.
Cách kiểm tra và xử lý áp suất dầu phanh ở mức thấp
Hệ thống phanh ô tô hoạt động dựa vào áp suất dầu phanh. Để phanh hoạt động hiệu quả, áp suất dầu phải ổn định. Nếu áp suất dầu phanh thấp, hiệu suất phanh sẽ giảm, dẫn đến các hiện tượng như phanh kêu, phanh nặng, bàn đạp phanh bị thấp, thậm chí có thể gây mất phanh.
Nguyên nhân áp suất dầu phanh thấp:
Thiếu dầu phanh: Do hệ thống dầu phanh rò rỉ, đường ống bị gỉ sét hoặc mòn sau thời gian sử dụng.
Lỗi van phân phối áp suất: Nếu giá đỡ của van phân phối áp suất dầu bị lệch, sẽ làm giảm áp suất dầu trong hệ thống.
Khi áp suất dầu phanh thấp, hệ thống phanh sẽ hoạt động kém hiệu quả có thể gây nguy hiểm khi lái xe. Vì vậy, nếu nhận thấy dấu hiệu áp suất dầu phanh thấp bạn cần kiểm tra ngay để tránh các vấn đề nghiêm trọng.
Thay dầu phanh ô tô giống như việc thay dầu cho động cơ. Nếu không được thay thế định kỳ, dầu phanh sẽ bị ô nhiễm, giảm hiệu quả làm việc và có thể gây ra những hư hỏng nghiêm trọng cho hệ thống phanh. Bạn có muốn mạo hiểm với sự an toàn của bản thân và gia đình không? Hãy đến ngay gara ô tô gần nhất để được kiểm tra và thay thế dầu phanh nhé!
>> Tìm hiểu ngay:
So sánh sự khác nhau giữa má phanh làm bằng gốm, hữu cơ và kim loại