Phanh ABS là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động trên ô tô
Ngày:07/10/2024 lúc 16:00PM
Hiện nay, hệ thống phanh ABS trên ô tô được trang bị ở hầu hết các dòng xe mới, giúp người lái di chuyển và xử lý các tình huống bất ngờ an toàn và hiệu quả hơn. Vậy phanh ABS là gì? Chúng được cấu tạo như thế nào và hoạt động ra sao? Mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.
Hệ thống phanh ABS trên ô tô là gì?
Hệ thống phanh chống bó cứng ABS (viết tắt của từ Anti - Lock Brake System) là hệ thống an toàn trên ô tô. ABS là hệ thống phanh được điều khiển điện tử giúp bánh xe không bị bó cứng trong những tình huống khẩn cấp cần giảm tốc. Điều này sẽ ngăn chặn hiện tượng trượt bánh và giúp người lái dễ dàng kiểm soát hướng đánh lái hơn. Đảm bảo sự ổn định của thân xe.
Định nghĩa hệ thống ABS trên ô tô là gì?
Đối với những xe không được trang bị hệ thống phanh ABS rất dễ xảy ra tình trạng trượt bánh. Do độ bám của bánh xe thấp hơn mức cho phép, lực truyền xuống bánh xe không giúp xe tiến lên được và ngược lại dễ mất kiểm soát.
Chính nhờ những ưu điểm đó mà từ khi ra mắt vào năm 1970, hệ thống chống bó cứng phanh ABS rất được ưa chuộng. Góp phần giảm thiểu đáng kể số vụ tai nạn ô tô xảy ra trên thế giới.
Cấu tạo của hệ thống phanh ABS trên ô tô
Bộ điều khiển
Bộ phận điều khiển (ECU) chịu trách nhiệm nhận thông tin từ cảm biến tốc độ bánh xe. Khi một bánh xe mất độ bám đường, một tín hiệu sẽ được gửi đến bộ điều khiển. Từ đó, bộ điều khiển sẽ tự động giới hạn lực phanh, kích hoạt hệ thống ABS.
Bộ phận điều khiển (ECU) nhận thông tin từ cảm biến tốc độ bánh xe
Máy bơm
Máy bơm có nhiệm vụ khôi phục áp suất cho hệ thống phanh thủy lực sau khi van xả đã giảm áp. Bộ điều khiển sẽ điều chỉnh hoạt động của máy bơm để cung cấp áp suất cần thiết. Đồng thời bộ phận còn làm giảm thiểu độ trượt của bánh xe.
Xem thêm: Khi nào thì cần phải thay đĩa phanh ô tô
Van thuỷ lực
Van thủy lực có nhiệm vụ điều chỉnh hoạt động của má phanh ở mỗi bánh xe. Van này có ba chế độ hoạt động chính:
- Van mở: Cho phép áp lực từ bàn đạp phanh của người lái truyền đến bánh xe.
- Van khóa: Giữ nguyên áp lực phanh, ngay cả khi người lái tiếp tục nhấn phanh.
- Van nhả: Giảm áp lực phanh để tránh hiện tượng khóa bánh, đảm bảo bánh xe không bị trượt.
Nhờ các chế độ này, hệ thống phanh có thể hoạt động linh hoạt và hiệu quả hơn.
Cảm biến tốc độ
Cảm biến tốc độ có chức năng xác định tốc độ giảm của bánh xe. Nó hoạt động dựa trên nguyên lý của cảm biến hiệu ứng Hall. Kết hợp với nam châm hoặc bánh răng và cuộn dây điện từ để tạo ra tín hiệu.
Khi bánh xe quay, từ trường xung quanh nó dao động tạo ra một điện áp. Điện áp này phản ánh tốc độ quay của bánh xe. Tuy nhiên, khi xe di chuyển chậm, cảm biến có thể không cung cấp thông tin chính xác về tốc độ.
Cơ chế làm việc của hệ thống phanh ABS trên ô tô
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS hoạt động dựa trên cảm biến tốc độ của từng bánh xe và gửi thông tin về ECU (Bộ điều khiển điện tử trung tâm).
Khi ECU phát hiện một hoặc nhiều bánh xe đang quay chậm hơn mức bình thường, hệ thống sẽ tự động giảm áp lực phanh lên đĩa phanh thông qua van thủy lực và bơm. Điều này giúp ngăn chặn bánh xe bị khóa cứng, một tình trạng thường gặp ở các xe không có hệ thống ABS. Hệ thống ABS sẽ điều chỉnh lực phanh bằng cách ấn - nhả đĩa phanh với tần suất lên đến 15 lần mỗi giây. Thay vì giữ lực phanh liên tục giúp bánh xe không bị chết máy.
ABS hoạt động dựa trên cảm biến tốc độ của từng bánh xe và gửi thông tin về ECU
Máy tính điều khiển sẽ sử dụng thông tin từ cảm biến tốc độ và hành động của người lái để điều chỉnh áp suất phanh sao cho tối ưu nhất cho từng bánh xe. Từ đó duy trì sự ổn định cho xe và kiểm soát tốt hơn quỹ đạo di chuyển.
Ngược lại, nếu một hoặc nhiều bánh xe quay quá nhanh trong quá trình di chuyển, hệ thống phanh ABS sẽ tự động tăng cường lực phanh để đảm bảo hiệu quả phanh.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Mọi thắc mắc về xe vui lòng liên hệ Hotline 18001539 (miễn cước) để được giải đáp.
>> Tìm hiểu ngay: