Cảm biến áp suất lốp ô tô có vai trò & tầm quan trọng như thế nào?
Ngày:27/08/2024 lúc 11:00AM
Cảm biết áp suất lốp ô tô là một thiết bị rất cần thiết và được sử dụng cho các loại xe từ bình dân đến cao cấp. Hãy cùng tìm hiểu thêm những công dụng của cảm biến áp suất lốp để biết lợi ích quan trọng mà phụ kiện này mang lại.
Cảm biến áp suất lốp ô tô là gì?
Cảm biến áp suất lốp ô tô hay còn gọi là TPMS (Tire-pressure Monitoring System). Đây là một hệ thống giám sát áp suất lốp hiện đại. Thiết bị này đo lường và hiển thị thông tin về áp suất, nhiệt độ của lốp xe trực tiếp trên màn hình trong xe. Khi lốp xe quá căng hoặc quá non, hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo để bạn có thể điều chỉnh kịp thời. Nhờ vậy giúp tránh những tình huống nguy hiểm.
TPMS là trợ thủ đắc lực giúp lái xe an toàn hơn. Nếu lốp xe gặp vấn đề nghiêm trọng, thiết bị sẽ nhanh chóng cảnh báo cho phép người lái dừng xe và xử lý ngay, ngăn ngừa rủi ro không mong muốn.
Một bộ cảm biến áp suất lốp ô tô gồm những gì?
Hiện nay, có rất nhiều loại cảm biến áp suất lốp với các tính năng đa dạng. Tuy nhiên, hầu hết các hệ thống này đều có cấu tạo gồm 3 phần chính: van cảm biến, bộ xử lý trung tâm và màn hình hiển thị thông số.
Màn hình hiển thị thông số
Đúng như tên gọi, màn hình hiển thị thông số sẽ cung cấp thông tin về nhiệt độ và áp suất của từng lốp xe. Ngày nay, nhiều cảm biến áp suất lốp có thể kết nối trực tiếp với màn hình xe, điện thoại di động hoặc đồng hồ thông minh để người lái dễ dàng theo dõi.
Van cảm biến
Bộ phận này có thể được lắp đặt bên trong hoặc bên ngoài mỗi lốp ô tô để đo áp suất. Các van cảm biến được làm từ thép không gỉ, bên trong chứa một lớp màng với nhiều cảm biến nhỏ tích hợp trên bề mặt.
Bộ xử lý trung tâm
Bộ xử lý trung tâm có vai trò xử lý các tín hiệu nhận được từ 4 van cảm biến và truyền đến các màn hình có thể hiển thị thông số cho người dùng. Do đó, bộ phần này được ví như bộ não của bộ cảm biến áp suất lốp.
Phân loại cảm biến áp suất lốp hiện nay
Cảm biến áp suất lốp gián tiếp (i-TPMS - Indirect Tire Pressure Monitoring System)
Cảm biến áp suất lốp trực tiếp (d-TPMS - Direct Tire Pressure Monitoring System)
Loại cảm biến này đo lượng khí trong lốp xe bằng phương pháp vật lý. Chúng được gắn trực tiếp vào đầu van lốp và truyền tín hiệu đến bộ điều khiển trung tâm hoặc ứng dụng trên smartphone.
Cảm biến áp suất lốp trực tiếp được chia thành hai loại:
Cảm biến áp suất lốp van trong: Cảm biến này có hình dạng giống như van, với đầu dài ở cuối. Bên trong là cảm biến và bộ thu phát tín hiệu đến bộ xử lý trung tâm. Với loại cảm biến này, người lái xe có thể bơm lốp mà không cần phải reset lại cảm biến. Tuy nhiên, điểm bất lợi là phải tháo lốp để kiểm tra hoặc thay thế và việc tháo phần che mạch khi thay pin có thể làm giảm độ chính xác của cảm biến.
Cảm biến áp suất lốp van ngoài: Cảm biến này có hình dạng giống như nắp chai, được gắn ngoài van xe. Các cảm biến sẽ truyền thông tin về áp suất lốp đến bộ điều khiển trung tâm và thông báo các chỉ số của từng lốp cho người điều khiển. Ưu điểm của cảm biến van ngoài là dễ dàng lắp đặt, thay pin và có tính năng khóa chống trộm, chống rung lắc, bụi và nước. Tuy nhiên, nhược điểm là khi bơm lốp cần mang theo công cụ mở khóa cảm biến, dễ bị hư hỏng do tác động ngoại lực và thường phải cân bằng động lại bánh xe khi lắp đặt.
Tại sao phải lắp cảm biến áp suất lốp ô tô?
Lốp xe là một bộ phận vô cùng quan trọng của ô tô, bởi chúng thường xuyên tiếp xúc với mặt đường. Nếu xe bị thủng lốp, xì hơi hoặc nổ lốp, tình hình sẽ trở nên nguy hiểm. Dưới đây là những lý do chính để bạn nên lắp thiết bị này:
Giám sát liên tục áp suất lốp: Cảm biến áp suất lốp liên tục đo lường và thông báo tình trạng áp suất giúp bạn phát hiện kịp thời các vấn đề.
Cảnh báo sớm, tăng an toàn: Hệ thống sẽ phát ra cảnh báo ngay khi phát hiện lốp xe có vấn đề giúp bạn dừng xe kịp thời để xử lý. Từ đó ngăn chặn nguy cơ nổ lốp, tai nạn hoặc sự cố bất ngờ trên đường. Đặc biệt là khi di chuyển trên cao tốc hay những đoạn đường vắng.
Kéo dài tuổi thọ của lốp: Duy trì áp suất lốp ở mức tiêu chuẩn giúp lốp xe bền hơn, ít bị hư hỏng do ma sát không đồng đều hoặc do lốp quá căng hay quá non. Điều này giúp giảm chi phí bảo dưỡng và thay thế lốp xe.
Tiết kiệm nhiên liệu: Lốp non hơi làm tăng ma sát với mặt đường, khiến động cơ phải làm việc nhiều hơn, tiêu tốn nhiên liệu hơn. Với cảm biến áp suất lốp, bạn có thể giữ lốp luôn ở mức áp suất lý tưởng.
Cải thiện trải nghiệm lái xe: Áp suất lốp đúng tiêu chuẩn giúp xe vận hành êm ái, ổn định và dễ kiểm soát hơn. Lái xe trở nên thoải mái hơn, giảm rung lắc và cải thiện độ bám đường.
Kinh nghiệm chọn mua cảm biến áp suất lốp chất lượng
Hiện nay, thị trường có nhiều loại cảm biến áp suất lốp khác nhau. Người dùng nên ưu tiên chọn sản phẩm từ các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và sở hữu các tính năng sau:
Ưu tiên sản phẩm có khả năng kháng nước
Để tránh hư hỏng cảm biến áp suất lốp trong điều kiện mưa ngập, bạn nên chọn các sản phẩm có tính năng chống nước. Cảm biến có van đạt tiêu chuẩn IP67 có thể chịu được nước ở độ sâu 1 mét trong 30 phút và còn có khả năng chống bụi hiệu quả.
Độ bền của sản phẩm
Tuổi thọ, độ bền và chất lượng chính hãng là những yếu tố quan trọng để đánh giá sản phẩm. Nên lựa chọn cảm biến được chế tạo từ các vật liệu cao cấp như thép không gỉ, cao su, pin lithium ion,.... và ưu tiên tính tiện ích hơn là hình thức bên ngoài.
Độ chính xác cao
Một cảm biến áp suất lốp chất lượng sẽ cung cấp kết quả chính xác ngay từ lần sử dụng đầu tiên. Vì vậy, trước khi quyết định mua người dùng nên thử nghiệm trực tiếp để đảm bảo thiết bị hiển thị thông số đúng đắn.
Lắp đặt đơn giản
Van cảm biến có thiết kế tương tự như một chiếc chìa khóa, với các đầu van được trang bị ốc xoáy. Khi lắp đặt, bạn chỉ cần tháo lốp xe và gắn van trực tiếp vào 4 bánh xe. Trên thân van có các ký hiệu tương ứng với 4 lốp, cho phép người dùng tự lắp đặt mà không cần sự hỗ trợ của thợ chuyên nghiệp hay dụng cụ chuyên dụng.
Sử dụng năng lượng mặt trời
Thay vì sử dụng pin thông thường, chủ xe có thể chọn các thiết bị chạy bằng năng lượng mặt trời. Việc sử dụng năng lượng mặt trời giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và tránh tình trạng gián đoạn do hết pin khi xe được sử dụng thường xuyên.
Hướng dẫn cách lắp đặt cảm biến áp suất lốp chuẩn kỹ thuật
Cách lắp đặt cảm biến áp suất lốp van ngoài chuẩn
Lắp đặt cảm biến áp suất lốp van ngoài rất đơn giản. Quý khách hàng có thể thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Tháo van nguyên bản của xe và lắp đai ốc vào.
- Bước 2: Gắn van cảm biến vào các vị trí tương ứng với 4 lốp xe.
- Bước 3: Sử dụng cờ lê chuyên dụng để vặn chặt đai ốc.
- Bước 4: Để kiểm tra độ chặt, hãy bôi nước xà phòng lên vị trí chân van. Nếu có hiện tượng khí sùi bong bóng, điều này cho thấy có sự rò rỉ và bạn cần vặn lại cho chặt.
Cách lắp đặt cảm biến áp suất lốp van trong chuẩn
Đối với cảm biến áp suất lốp loại van trong, bạn cần thực hiện cẩn thận và tỉ mỉ hơn. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Tháo lốp xe ra khỏi bánh và dùng các dụng cụ chuyên dụng để tách lốp khỏi vành.
- Bước 2: Cắt bỏ phần cao su ở chân van và tháo van nguyên bản ra khỏi lốp.
- Bước 3: Lắp van cảm biến vào từng bánh xe, sau đó bơm lốp để kích hoạt cảm biến và gắn mũ chụp van vào.
- Bước 4: Cân bằng động và lắp lại bánh xe.