5 Dấu hiệu nhận biết thước lái ô tô bị hỏng
Ngày:06/02/2024 lúc 08:31AM
Trong bài viết này, hệ thống phụ tùng ô tô chính hãng MAST sẽ đề cập đến những dấu hiệu hư hỏng vô lăng, nguyên nhân và cách xử lý khi bị mòn thước lái. Có rất nhiều chủ xe dù đã có thời gian sử dụng xe lâu nhưng không biết thước lái là gì cho đến khi gặp sự cố cần phải thay thước lái ô tô mới.
Thước lái xe ô tô là gì?
Thước lái là một phần quan trọng trên xe ô tô, liên kết giữa vô lăng và bánh trước. Chức năng chính của thước lái là điều khiển hướng di chuyển của hai bánh xe trước theo sự điều khiển trực tiếp từ người lái qua vô lăng, giúp xe di chuyển theo ý muốn.
Sự cố hoặc hỏng hóc của thiết bị này có thể gây ra sự cố nghiêm trọng đối với khả năng vận hành của xe và đặc biệt là độ an toàn của hành khách trong xe. Do đó, việc bảo dưỡng và thay thế thước lái định kỳ là cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn khi vận hành xe.
Hiện nay, trên thị trường có hai loại hệ thống lái phổ biến là trợ lực thủy lực và trợ lực điện, thường được trang bị trên các dòng xe mới. Đặc biệt, hệ thống trợ lái điện đang dần thay thế hệ thống thủy lực và được ưa chuộng hơn trên các dòng xe cao cấp với lợi ích làm cho việc điều khiển xe trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.
Cấu tạo của thước lái ô tô
Cấu trúc của hệ thống thước lái ô tô bao gồm:
Khớp nối trục các đăng: Khớp nối này làm nhiệm vụ chuyển đổi hướng quay từ các thanh nối trên trục vô lăng. Trục vô lăng được kết nối với bánh răng trên thước lái, khiến cho khi vô lăng quay, bánh răng cũng xoay theo.
Trục quay vô lăng: Trục quay vô lăng gồm các đoạn nhỏ được nối với nhau qua khớp nối trục các đăng. Đây là phần quan trọng giúp truyền chuyển động quay từ vô lăng xuống bánh răng trong thước lái.
Thanh răng: Là phần thuộc hệ thống ray trượt tịnh tiến.
Tay đòn: Tay đòn chuyển động tịnh tiến từ thanh răng đến các khớp bẻ lái.
Khớp bẻ lái: Khớp bẻ lái giúp truyền động quay từ tay đòn lên bánh xe ô tô.
Nguyên lý hoạt động của thước lái ô tô
Hoạt động của hệ thống thước lái quyết định chuyển động của bánh xe trước và từ đó ảnh hưởng đến hướng di chuyển của ô tô.
Khi người lái xoay vô lăng, các trục vít trong hệ thống sẽ quay theo và trục vít này lại khớp với thanh răng dưới cùng, khiến cho thanh răng chuyển động sang trái hoặc phải. Theo đó, thanh răng quay và tác động lên các rotuyn kết nối với bánh xe, điều chỉnh hướng lái theo ý muốn của người lái.
Các thành phần khác nhau trong hệ thống thước lái đảm nhận các vai trò riêng biệt. Nhưng khi hoạt động cùng nhau, chúng tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, đảm bảo cho việc điều khiển xe trở nên dễ dàng, an toàn và ổn định.
5 dấu hiệu cho thấy thước lái ô tô gặp trục trặc
Lốp xe mòn không đều
Trên thực tế rất ít người để ý đến dấu hiệu này bởi việc lốp không mòn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên bạn cũng nên cân nhắc việc căn chỉnh tay lái không chính xác, có thể hư hỏng nếu phát hiện các lopps xe mòn không đều.
Việc phát hiện các dấu hiệu trục trặc ở tay lái và bảo dưỡng kịp thời sẽ giúp cân bằng bánh xe, giữ trục lái thẳng hàng với thước lái, giúp vô lăng phối hợp tốt với hệ thống treo và bộ truyền động. Ngoài ra, việc căn chỉnh thước lái sẽ mang lại những lợi ích như: tránh cho tay lái bị lệch, lắc lư, mòn lốp không đều và tăng tuổi thọ cho vỏ xe giúp xe vận hành an toàn trên mọi địa hình.
Cảm giác nặng tay lái và tay lái trả chậm xuất hiện
Rất có thể với dầu trợ lực lái bị thiếu khiến bơm lực lái bị hỏng lâu dần cánh bơm sẽ mòn, thước lái bị hở sẽ dẫn đến tình trạng tay lái trở nên nặng nề hơn và khiến người điều khiển xe ô tô mất tương đối rất nhiều sức lực và thậm chí có thể gây ra những tình huống không may. Do đó chủ xe cần kiểm tra thật kỹ lượng dầu và bơm trợ lực lái bằng cách mang xe đến gara uy tín.
Vô lăng đánh lái bị trễ hay trả lái chậm thường là một trong những dấu hiệu nhận biết rõ nhất về thước lái đang gặp vấn đề. Cụ thể khi bạn đã đánh vô lăng sang phía bên phải hoặc trái nhưng bánh xe vẫn không chuyển hướng nhanh thì rất có thể là do ty thước lái bị cong, mòn rỗ nên không phản ứng theo sự điều khiển của người lái.
Thước lái bị rò rỉ dầu trợ lực
Có hai nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này và cả hai đều ảnh hưởng đến thước lái
Có thể do rỉ dầu từ phớt thước do phớt thước lái bị rách do nước và bụi bẩn bám vào trong thời gian dài vận hành xe. Sự cố này cần khắc phục nhanh chóng để không gặp nguy hiểm bằng cách thay thế cao su che bụi cho thước lái.
Nguyên nhân thứ hai rất có thể là do hai đầu tay lái không khít, gây ra các vết rỗ, rỉ dầu. Nếu là nguyên nhân này, bạn chỉ cần mang xe đến gara để nhân viên kỹ thuật siết lại và tra dầu vào hệ thống trợ lực lái.
Phát ra tiếng ồn lạ từ hệ thống lái ô tô
Nguyên nhân chính là do thiếu dầu trợ lực lái, bơm trợ lực lái hoạt động kém, bạc lái bị mòn hoặc có thể bị lỏng nên mỗi khi vào cua, xe sẽ phát ra tiếng kêu lạch cạch ở hệ thống lái. Điều này cho thấy vô lăng ô tô của bạn đã bị hư hỏng. Thông thường, sau khoảng 120.000km - 160.000km, rô tuyn lái sẽ bị mòn rất nhanh và cần được thay mới. Giá thay mới rô tuyn này phụ thuộc vào từng dòng xe, hãng xe và từng loại rô tuyn như cân bằng trước, cân bằng sau, lái ngoài, lái trong..
Vành tay lái bị rơ
Việc vành tay lái bị lỏng sẽ phần nào nói lên độ rơ của hệ thống lái vì tình trạng vành tay lái có thể xuất hiện sau một thời gian dài sử dụng. Lúc này các khớp nối khớp cầu, khớp trục trung gian, trục các đăng lái sẽ bị bào mòn khiến độ trễ khi lái xe càng gia tăng. Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần đưa xe đến gara để các kỹ thuật viên khắc phục.
=>> Xem thêm: Khi nào cần cân chỉnh thước lái
Phương pháp căn chỉnh thước lái chuẩn
Để căn chỉnh và phục hồi thước lái xe ô tô một cách chính xác nhất, thường cần sử dụng thiết bị máy Hunter. Đây là một công cụ đặc biệt được dùng để căn chỉnh chụm và cân bằng động cho bánh xe, cũng như có thể dùng để làm láng đĩa phanh và điều chỉnh vành phanh xe.
Đưa xe lên cầu nâng để nâng cao và gắn các cảm biến lên các bánh xe để đo 3 góc quan trọng: Camber, Toe và Caster. Các cảm biến sẽ ghi nhận thông tin qua camera trên máy Hunter và hiển thị trên màn hình.
Trên màn hình LCD của máy Hunter, các góc quay sẽ được hiển thị dưới dạng số liệu màu xanh (nếu đạt chuẩn) hoặc màu đỏ (nếu không đạt chuẩn). Dựa trên các số liệu này, thợ sẽ điều chỉnh các điểm nối của thước lái và tăng giảm độ mở vào hoặc ra để đảm bảo các góc quay về mức chuẩn, đạt màu xanh trên màn hình.
Quá trình này giúp cân chỉnh thước lái ô tô một cách chính xác và hiệu quả, đảm bảo sự ổn định và an toàn khi lái xe.
=>> Xem chi tiết hơn tại: Cách chỉnh thước lái ô tô
Quy trình căn chỉnh thước lái chuẩn
Bước 1: Kiểm tra ban đầu
Bước 2: Đo và đánh giá góc lái
Bước 3: Điều chỉnh Toe
Bước 4: Điều chỉnh Camber
Bước 5: Điều chỉnh Caster
Bước 6: Kiểm tra và điều chỉnh hệ thống lái
Bước 7: Lái thủ và điều chỉnh cuối cùng
Bước 8: Kiểm tra lại và bảo trì định kỳ
Kiểm tra lại các thiết lập và thực hiện bảo trì định kỳ để đảm bảo rằng hệ thống lái luôn hoạt động trong điều kiện tốt nhất và độ an toàn cao.
Quy trình này cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn và kỹ năng chuyên sâu về hệ thống lái, đặc biệt là khi sử dụng các thiết bị đo và điều chỉnh chuyên dụng để đảm bảo sự chính xác và hiệu quả cao nhất.
Trên đây là thông tin liên quan đến nội dung "thước lái" và "cân chỉnh thước lái". Nếu bạn có thắc mắc nào liên quan thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ TRỰC TIẾP, NHANH CHÓNG. Hãy tham khảo ngay các bài viết bổ ích trên website Mast.com.vn.
>> Tìm hiểu thêm:
Địa chỉ căn chỉnh thước lái, cân bằng động uy tín tại Hà Nội