"Chữa bệnh" còi xe ô tô & cách thay thế từng bước chính xác nhất
Ngày:06/03/2024 lúc 10:07AM
Còi xe ô tô có những tác dụng như thế nào, cấu tạo của chúng ra sao và có tổng cộng bao nhiêu loại được sử dụng trên thị trường hiện nay? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khái quát và có cái nhìn tổng quan về bộ phận này trên xe ô tô.
Còi xe ô tô là gì?
Còi xe là bộ phận không thể thiếu đối với bất kỳ chiếc xe hơi nào. Được dùng để phát tín hiệu giúp người tham gia giao thông bảo đảm an toàn và tránh những tình huống tai nạn đáng tiếc.
Cụ thể hơn, còi xe thuộc hệ thống tín hiệu nhưng khác với các loại đèn, chúng được phát đi bằng âm thanh để báo cho người đi đường và những phương tiện khác về việc đi chuyển của xe.
Trên thị trường hiện nay phổ biến hơn là loại còi xe điện, đang dần thay thế cho còi xe hơi đã bị lỗi mốt. Thông thường, còi xe hơi phát ra âm thanh lớn hơn nhiều lần so với còi xe điện nên chỉ phù hợp sử dụng ngoài các khu dân cư hay trên các đường quốc lộ. Ngược lại, còi xe điện được sử dụng rộng rãi hơn so với còi xe hơi bởi vì hầu hết các loại xe ô tô hay xe tải đều được trang bị 2-3 còi điện. Mạch còi điện thường bao gồm: Rơle còi, còi điện, ắc quy, cầu chì, khoá điện và nút bấm.
Một điểm lưu ý là để phù hợp với yêu cầu sử dụng, âm lượng còi xe phải được điều chỉnh mức hợp lý. Nguyên nhân vì không chỉ bấm còi sai cách mà ngay cả còi mất tác dụng (không kêu) hoặc quá âm lượng đều sẽ bị xử phạt nếu cơ quan chức năng phát hiện, mức xử phạt từ 200.000 – 03 triệu đồng.
“Chữa bệnh” còi xe ô tô hay gặp phải
- Còi xe ô tô không kêu
Nếu nhận thấy còi xe không hoạt động hoặc có nguy cơ bị hỏng, bạn nên tìm hiểu về còi xe ô tô và tiến hành sửa chữa ngay.
Vệ sinh nơi gắn còi để có thể tiếp mát tốt hơn.
Nối thêm một đoạn dây mát cho hệ thống còi xe ô tô.
Kiểm tra ắc quy và rơ le vì đây có thể là nguyên nhân chính.
Sau khi thử hết các biện pháp trên mà còi vẫn chưa kêu thì tốt hơn hết nên thay mới.
- Còi xe ô tô kêu liên tục
Còi xe hơi kêu liên tục có thể khiến bạn bị gặp phiền phức không đáng có và có thể bị phạt tiền. Nguyên nhân của vấn đề này là do chạm mát đoạn dây từ rơ le đến nút bấm còi và các cách sửa chữa như sau:
Cháy hoặc đứt mạch cuộn dây thì cuộn lại hoặc thay cuộn dây mới.
Vệ sinh tiếp điểm, thay mới nếu lò xo bị yếu, giảm tính đàn hồi.
Thay cầu chì nếu còi không hoạt động hoặc kêu liên tục, thường tình trạng này do công suất không thích hợp hay ngắn mạch.
Ưu điểm khi thay còi ô tô mới
Những trục trặc hay hư hỏng liên quan đến còi xe ô tô vô cùng phiền phức. Nhiều lúc những hư hỏng đó gây nguy hiểm cho người lái xe cũng như các phương tiện tham gia giao thông. Hơn thế nữa giao thông tại Việt Nam và các thành phố lớn vô cùng đông đúc, phức tạp chính vì vậy việc sử dụng còi ô tô vừa đảm bảo an toàn cho bản thân người lái xe và những phương tiện tham gia giao thông khác. Việc thay thế còi cũ hay còi đã bị hư thành còi ô tô mới, mọi người sẽ thấy ngay được các ưu điểm sau:
Âm thanh chuẩn, to, rõ ràng và không gây ù tai trong mọi điều kiện hoặc thời tiết khắc nghiệt nào, góc truyền âm rộng.
Chất lượng cao cấp, siêu bền, chắc chắn.
Thiết kế nhỏ gọn, dễ lắp đặt, không chiếm nhiều diện tích.
Sử dụng rộng rãi, phù hợp với mọi loại xe: Được thiết kế phù hợp với tất cả các loại xe đang lưu hành trên thị trường, có thể lắp đặt cho cả xe máy và ô tô.
Cách thay còi xe ô tô
Khi đã xác định được nguyên nhân gây ra các vấn đề cho còi xe ô tô thì việc thay còi là khá đơn giản. Còi xe sẽ có 2 cực âm và dương. Việc của người thay là xác định đúng vị trí của 2 cực này sau đó nối cực âm với ốc ở ngay trên xe và cực dương bắt với nguồn điện dẫn tới cực dương. Chỉ với một vài bước dễ dàng, người sử dụng đã có thể dễ dàng thay còi xe ô tô khi gặp các vấn đề.
Phần 1: Tháo còi xe ô
Bước 1: Xác định vị trí còi xe ô tô.Thông thường, còi sẽ nằm trên giá đỡ tản nhiệt hoặc phía sau lưới tản nhiệt của xe.
Bước 2: Ngắt kết nối pin.
Bước 3: Tháo đầu nối điện của còi xe bằng cách ấn xuống và trượt ra.
Bước 4: Tháo các chốt giữ của còi.
Bước 5: Tháo còi. Khi đầu nối điện và chốt đã được tháo ra, chủ xe chỉ cần lấy còi ra khỏi vị trí cũ.
Phần 2: Lắp đặt còi mới
Bước 1: Đặt còi mới vào vị trí ban đầu.
Bước 2: Lắp lại các chốt, đảm bảo vặn chắc tay cho đến khi các chốt vừa khít.
Bước 3: Cắm đầu nối điện vào còi mới.
Bước 4: Kết nối lại pin.
Mức phạt sử dụng còi xe ô tô không đúng quy định
Mức phạt đối với hành vi sử dụng còi xe ô tô không đúng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 thay thế cho Nghị định 46/2016 trước đây, cụ thể quy định như sau:
Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng nếu “Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định”. (Điểm g, Khoản 1, Điều 5).
Phạt tiền từ 800.000 – 01 triệu đồng nếu “Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định” (Điểm b, Khoản 3, Điều 5).
Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng nếu vi phạm “Điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng” (Điểm b, Khoản 2, Điều 16).
Phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng nếu “Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định” (Điểm d, Khoản 4, Điều 16). Ngoài ra, còn bị tịch thu còi vượt quá âm lượng theo Điểm b, Khoản 6 của Điều này. Những loại còi hơi, còi có âm lượng quá cao này thường được giới tài xế xe tải, xe ben, xe khách sử dụng và gây nên tiếng ồn rất khó chịu, thậm chí nguy hiểm cho người xung quanh.
Như vậy, không chỉ bấm còi sai cách mà ngay cả còi mất tác dụng (không kêu) hoặc quá âm lượng đều sẽ bị xử phạt nếu cơ quan chức năng phát hiện. Theo đó, mức xử phạt từ 200.000 – 03 triệu đồng, tùy vào từng trường hợp cụ thể