Phụ tùng gầm ô tô và những điều cần biết
Ngày:27/01/2023 lúc 15:21PM
Phụ tùng gầm xe ô tô rất quan trọng và luôn cần hàng chính hãng để hoạt động trơn chu ổn định. Phụ tùng gầm còn được chia thành 4 hệ thống chính. Hệ thống phanh: Có hệ thống phanh chính và hệ thống phanh dừng có cấu tạo chính bởi đĩa phanh, má phanh và cụm heo phanh. Phanh xe cần có sự hoạt động ổn định để mang lại sự an toàn và bảo vệ cho người ngồi trên xe cũng như các phương tiện di chuyển xung quanh. Hệ thống hộp số: Có tính năng giảm mô men quay và truyền lực đến các bánh xe. Nếu thiếu bộ phận này, xe không thể di chuyển được. Hầu hết các dòng xe đều có 2 loại hộp số tự động và hộp số tay.Hệ thống treo: Đây là hệ thống khá phức tạp và có rất nhiều chi tiết linh kiện có liên quan mất thiết với nhau để chiếc xe có thể kiểm soát được những dao động từ nhỏ đến lớn. Hệ thống treo trên ô tô được gồm bộ phận đàn hồi, bộ phận dẫn hướng, bộ phận giảm chấn.
Hệ thống lái: Đây cũng là một hệ thống phức tạp, được chia thành nhiều cụm cơ cấu và có chức năng riêng biệt hỗ trợ lẫn nhau, với mục tiêu chính là giúp vô lăng điều khiển các hướng chuyển động. Bất kỳ sự thay đổi hướng nào cũng sẽ theo một quỹ đạo nhất định: Quay trái, quay phải, đi thẳng…. Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về phụ tùng gầm ô tô qua bài viết dưới đây.
Giá đỡ động cơ
Giá đỡ động cơ thuộc hệ thống phụ tùng gầm ô tô. Đây là bộ phận giữ động cơ trên ô tô của bạn. Trong hầu hết các ô tô, động cơ và hộp số được bắt vít với nhau và được giữ cố định bằng ba hoặc bốn giá đỡ (ngàm, ụ cao su). Gía đỡ động cơ không nhất thiết phải bảo trì hay bảo dưỡng thường xuyên và chỉ cần được thay thế khi nó bị lỗi hoặc hao mòn. Theo các chuyên gia và giới thạo xe, đối với một số loại xe, giá đỡ động cơ có thể kéo dài theo tuổi thọ của xe. Tuy nhiên, hầu hết các vấn đề của giá đỡ động cơ bắt đầu xuất hiện ở các xe 5-7 năm tuổi.
Cây láp
Cây láp thuộc hệ thống phụ tùng gầm ô tô. Sau một thời gian sử dụng, cây láp sẽ có gặp những trục trặc và cần được thay thế. Khi xe ô tô vào khúc cua có hiện tượng máy kêu to, lục cục, giật và ì hơn bình thường thì nguyên nhân có thể xuất phát từ bánh răng trục láp bị hỏng.
Thước lái
Thước lái thuộc hệ thống phụ tùng gầm ô tô. Bộ phận này có nhiệm vụ giúp xe vận hành theo điều khiển thông qua vô lăng của tài xế. Hiện nay các nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã trang bị hệ thống lái với bộ trợ lực giúp người điều khiển xe dễ dàng hơn.
Theo các chuyên gia và giới thạo xe, người dùng nên mang xe đến các garage sửa chữa uy tín để cân chỉnh thước lái định kỳ sau khoảng 6-12 tháng hoặc 10.000 km vận hành.
Cao su ô tô
Cao su ô tô là những chi tiết bổ trợ vô cùng cần thiết cho các bộ phận quan trọng của xe.
Càng chữ A
Càng chữ A thuộc hệ thống phụ tùng gầm ô tô. Là một bộ phận có chức răng chống rung lắc, giúp xe duy trì được các góc nghiêng, đảm bảo sự hoạt động ổn định của xe khi di chuyển qua các đoạn đường gập ghềnh. Càng chữ A có 2 loại: càng chữ A trên và càng chữ A dưới. Cả 2 loại này có thiết kế khác nhau và chức năng vận hành khác nhau, phụ thuộc vào vị trí lắp đặt của tùng loại. Khi thay mới cao su càng ô tô, càng A cũ vẫn được giữ nguyên, các bộ phận liên quan sẽ không bị mài mòn, giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí sửa chữa hơn.
Moay ơ, giá đỡ
Moay ơ giá đỡ đều thuộc hệ thống phụ tùng gầm ô tô
Moay ơ là một bộ phận trong hệ thống bánh xe của ô tô. Nếu như bánh xe giúp xe có thể di chuyển và nâng đỡ chiếc xe thì Moay ơ là bộ phận không thể thiếu của bánh xe. Chúng kết hợp với nhau để chiếc xe có thể hoạt động một cách tốt nhất. Nguyên nhân chủ yếu khiến cụm moay ơ có thể bị hư hỏng đó là việc xe bị va chạm với những vật cứng đồng thời xe phải chịu những trọng tải lớn trong thời gian dài.
Giá đỡ có nhiều vai trò đối với nhiều bộ phận khác nhau của xe, đa phần là với ba đờ sốc hay động cơ.
Giảm xóc
Giảm xóc hay còn được gọi là phuộc nhún thuộc hệ thống phụ tùng gầm ô tô. Đây là trang bị cần thiết, làm tiêu biến những dạo động trong hệ thống treo, giúp xe di chuyển êm ái hơn ở các đoạn đường không bằng phẳng như đường xấu, xóc, nhiều ổ gà…
Thông thường, giảm xóc ô tô sẽ yếu dần khi xe hoạt động sau một khoảng thời gian dài và có thể dẫn tới hư hỏng. Sau đây là những dấu hiệu bộ phận này cần được phải thay thế bảo dưỡng:
Giảm xóc phát ra tiếng kêu
Chảy dầu ở giảm xóc
Xe lắc lư mạnh khi đi trên đường xấu
Xe trượt và lệch hướng
Tay lái bị lệch
Lốp xe mòn không đều
Bơm trợ lực lái
Bơm trợ lực lái thuộc hệ thống phụ tùng gầm ô tô. Đây là bộ phận có nhiệm vụ làm giảm lực đánh lái giúp người sử dụng xe cảm thấy thoải mái hơn, giảm mệt mỏi khi lái xe.
Nhưng vì đây là bơm cơ khí sẽ nên sẽ phát sinh một số hư hỏng gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc của hệ thống lái. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, tuổi thọ của bơm trợ lực lái ở khoảng 250.000 km.
Một số dấu hiệu nhận biết bơm trợ lực lái bị hỏng để bạn dễ dàng sửa chữa và bảo dưỡng, chuẩn bị cho những chuyến đi:
Tay lái nặng, khó đánh lái
Bơm trợ lực lái xuất hiện tiếng kêu lạ
Bơm trợ lực lái bị rò rỉ dầu ra ngoài
Có vết dầu chảy loang dưới sàn
Phanh sau
Phanh sau thuộc hệ thống phụ tùng gầm ô tô. Hiểu đơn giản, nếu không có phanh, chiếc xe của bạn sẽ di chuyển mà không thể dừng lại được. Vì vậy đây là bộ phận quan trọng của một chiếc ô tô mà bạn cần liên tục kiểm tra trước khi ra đường.
Phanh trước
Phanh trước thuộc hệ thống phụ tùng gầm ô tô. Hiểu đơn giản, nếu không có phanh, chiếc xe của bạn sẽ di chuyển mà không thể dừng lại được. Vì vậy đây là bộ phận quan trọng của một chiếc ô tô mà bạn cần liên tục kiểm tra trước khi ra đường.
Rô tuyn
Rô tuyn thuộc hệ thống phụ tùng động cơ ô tô, đóng vai trò là cầu nối quan trọng giữa hệ thống treo - gầm - hệ thống truyền động của xe. Nó có tác động làm cho bánh trước của xe di chuyển lên xuống độc lập và rẽ trái hoặc phải. Đơn giản hơn, Rô Tuyn giúp việc lái xe an toàn, trơn tru và cho phép bạn điều hướng xe thông qua việc điều khiển vô lăng.
Rotuyn trên ô tô được chia thành 3 loại bao gồm: Rô Tuyn lái, Rô Tuyn cân bằng và Rô Tuyn trụ đứng. Chức năng chính của cả 3 loại rotuyn trên xe ô tô này là giúp xe di chuyển hướng khi đánh lái. Tuy nhiên, mỗi loại lại có những chức năng, đặc thù không giống nhau. Sau một thời gian sử dụng, các trục khớp của Rô Tuyn sẽ bị hao mòn và các cử động sẽ không còn linh hoạt như trước. Vì vậy, chủ xe cần phải thay thế Rô Tuyn mới để đảm bảo khả năng vận hành của xe.