4 loại bóng đèn pha ô tô cơ bản và thông dụng nhất hiện nay
Ngày:05/02/2024 lúc 15:34PM
Đèn pha là một trong những bộ phận không thể thiếu khi điều khiển xe trời tối. Ngoài chức năng chiếu sáng hỗ trợ tầm nhìn cho người lái, đèn pha ô tô còn có vai trò “làm đẹp” tạo phong cách cho xe. Hiện nay trên ô tô có 4 công nghệ chiếu sáng chính là đèn halogen, xenon, LED và đèn laser. Mỗi loại đèn đều có những ưu nhược điểm riêng. Trong bài viết này, hệ thống phụ tùng ô tô chính hãng Mast sẽ phân tích ưu nhược điểm của đèn pha ô tô để giúp bạn có sự lựa chọn tốt nhất cho chiếc xe của mình.
Định nghĩa đèn pha ô tô là gì?
Đèn pha ô tô là một thiết bị chiếu sáng tiêu chuẩn bắt buộc trên các dòng xe hơi ngày nay. Đèn pha tạo ra luồng sáng mạnh và tập trung giúp người lái có tầm nhìn xa và rộng thường lên đến khoảng 100m. Từ đó đảm bảo lái xe an toàn và chính xác. Đặc biệt là trong điều kiện thời tiết xấu hoặc ban đêm.
Để đảm bảo hiệu quả chiếu sáng, đèn pha ô tô thường có kích thước lớn và công suất mạnh cùng với bề mặt chiếu sáng rộng. Các loại đèn này được thiết kế bền bỉ, có khả năng chịu lực, chịu nhiệt, và chống thấm nước để xe hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết.
Đèn pha ô tô thường phát ra hai màu ánh sáng cơ bản: ánh sáng trắng lạnh (6500K) và ánh sáng vàng ấm (3000K). Nhiệt độ màu càng cao thì hiệu suất chiếu sáng càng tốt, phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau. Hiện nay có bốn loại đèn pha phổ biến nhất là đèn halogen, đèn xenon, đèn LED và đèn laser. Mỗi loại đèn có những đặc điểm riêng, đáp ứng nhu cầu chiếu sáng hiệu quả và an toàn cho người lái.
Đặc điểm chi tiết của các loại đèn pha ô tô hiện có trên thị trường
Đèn Halogen
Đèn Halogen là một trong những loại đèn pha ô tô được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường. Loại đèn này sử dụng dây tóc bằng vonfram, được nung ở nhiệt độ 2.500 độ C để tạo ra ánh sáng. Ngoài ra, bóng đèn còn được bổ sung một số loại khí như argon, nitơ để tăng hiệu quả chiếu sáng. Với nhiệt độ màu khoảng 3.500 độ K, đèn halogen cho ánh sáng màu vàng.
Ưu điểm là giá thành rẻ và tuổi thọ của đèn cao. Đúng là rẻ mà bền. Tuổi thọ trung bình của đèn pha Halogen khoảng 1.000 giờ và có công suất khoảng 55 W trong điều kiện chiếu sáng bình thường. Loại đèn này có khả năng chiếu sáng khá tốt khi đi qua những khu vực có sương mù hoặc mưa lớn.
Tuy nhiên, so với các loại đèn khác, đèn Halogen tỏa nhiệt lớn, tiêu tốn nhiều điện năng mà hiệu suất phát sáng không cao. Hầu hết năng lượng được chuyển thành nhiệt vô ích thay vì ánh sáng. Bóng đèn halogen qua một thời gian sử dụng ở nhiệt độ cao làm cho vonfram bay hơi và đọng lại trên lớp thủy tinh gây thủng bóng đèn. Khi đó, chức năng chiếu sáng của bóng đèn coi như không còn. Vì vậy, với thời điểm hiện tại và tương lai, Halogen đang được coi là loại bóng lỗi thời trong đèn pha ô tô.
Đèn pha XENON – HID
Đèn pha Xenon, còn được gọi là HID (High Intensity Discharge) là hệ thống chiếu sáng cường độ cao. Ra đời từ năm 1991 nhưng những năm gần đây, đèn Xenon mới được sử dụng rộng rãi trên các dòng xe ô tô hạng trung.
Cấu tạo của đèn pha XENON bao gồm một thấu kính làm bằng thủy tinh thạch anh, có nhiệm vụ phân bổ ánh sáng đồng đều ra phía trước xe. Phía sau thấu kính là một bóng đèn khí xenon phát sáng khi có dòng điện chạy qua. Ưu điểm của đèn pha Xenon là tạo ra ánh sáng mạnh gấp 2-3 lần so với đèn Halogen. Nhiệt độ màu từ 4.300 đến 5.500 độ K tạo ra ánh sáng trắng, gần với ánh sáng mặt trời. Do đó, với những phương tiện sử dụng loại đèn này, tầm quan sát của người lái xe luôn được cải thiện. Bên cạnh đó, đèn pha xenon chỉ cần công suất khoảng 35 W để hoạt động và có tuổi thọ khoảng 2000 giờ.
Tuy nhiên, chi phí sản xuất và bảo dưỡng đèn Xenon khá cao khi chúng được cấu tạo bởi nhiều thành phần như thấu kính hội tụ, bóng xenon và chấn lưu ổn áp. Đây là nguyên nhân hạn chế sự xuất hiện của đèn pha Xenon trên nhiều mẫu xe. Bên cạnh đó, đèn pha Xenon có thời gian phát sáng khá chậm, khi bật đèn sẽ có màu xanh, sau đó khoảng 3-5 giây đèn sẽ chuyển sang màu trắng và đạt cường độ sáng cao nhất. Độ chói của loại ánh sáng này cũng dễ gây cản trở cho các phương tiện đang chạy tới.
Đèn pha LED
Người dùng ô tô vẫn quen gọi là đèn LED, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loại đèn này. Đèn LED thực chất là chữ viết tắt của cụm từ “Light-Emitting Diode” được hiểu là “điốt phát quang”. Loại đèn này được sử dụng bởi các chip bán dẫn có kích thước chỉ vài mm. Sự chuyển động của các electron tạo ra bức xạ ánh sáng với nhiều màu sắc khác nhau tùy thuộc vào chất trong chip bán dẫn. Do đó, các nhà sản xuất có thể chế tạo đèn LED với nhiều hình dáng khác nhau để tăng tính thẩm mỹ nhưng vẫn đảm bảo khả năng chiếu sáng cho xe. Ưu điểm của đèn pha LED là có nhiệt độ màu từ 5.000 - 6.300 độ K cho ánh sáng trắng. Độ sáng có thể đạt gần 10.000 Lumen, thông số này gấp đôi so với đèn Xenon.
Đèn LED còn có ưu điểm là chiếu sáng nhanh, không tiêu tốn nhiều năng lượng để kích hoạt. Chúng có thể giúp tăng thời gian phản ứng của những người lái xe khác lên 30%. Tuổi thọ của đèn LED có thể lên đến 15.000 giờ.
Tuy nhiên, hạn chế của loại đèn này là tỏa nhiều nhiệt, dễ làm tăng nhiệt độ của chip bán dẫn, ảnh hưởng đến các chi tiết lân cận. Do đó, đèn LED thường được chế tạo kèm theo hệ thống tản nhiệt khiến chi phí và giá thành bị đẩy lên cao. Ngoài ra, so với đèn Xenon và đèn Halogen thì giá thành của đèn Led khá cao.
Đèn pha Laser
Đèn pha Laser là loại đèn hiện đại và đắt tiền nhất hiện nay. Cường độ sáng của đèn Laser có khả năng chiếu xa tới 600m so với khoảng cách 300m của đèn LED, tuy nhiên nó chỉ sử dụng hơn một nửa điện năng tiêu thụ so với đèn LED. Về cấu tạo, tuy gọi là đèn laze nhưng tia laze không có khả năng chiếu sáng vật thể. Thay vào đó, chùm tia laze chiếu vào một thấu kính chứa khí phốt pho màu vàng. Chất khí này sẽ phát ra ánh sáng trắng xanh khi bị kích thích bởi ánh sáng laser.
Nhược điểm của đèn laze là không có chế độ chiếu tia cao, nên hệ thống đèn laze cần được hỗ trợ thêm bằng đèn Bi-Xenon hoặc đèn LED, khi cần người lái sẽ “nhấp nháy”. Bên cạnh đó, loại đèn này tỏa nhiều nhiệt. Đặc biệt, nhược điểm lớn nhất của đèn laser là giá thành rất cao. Chỉ trên một số dòng xe sang như BMW i8, Audi R8 LMX hay BMW 7 series… mới được lắp đèn này. Chẳng hạn, bộ đèn pha laser trên BMW i8 có giá khoảng 10.000 USD (hơn 200 triệu đồng).
Lời kết
Trên đây là những thông tin cơ bản về các loại đèn pha ô tô hiện nay. Hy vọng những thông tin mà hệ thống phụ tùng ô tô chính hãng Mast đưa ra sẽ hữu ích với bạn.
>> Tìm hiểu thêm: