4 Triệu chứng xe ô tô bỏ máy
Ngày:15/04/2024 lúc 09:02AM
Khi phát hiện triệu chứng xe ô tô bỏ máy cần kiểm tra nguyên nhân, khắc phục sớm để tránh gây hại động cơ, nguy hiểm khi vận hành.
Xe ô tô bỏ máy là gì?
Động cơ ô tô có nhiều xi lanh, mỗi xi lanh động cơ tương ứng với một máy. Ô tô bỏ máy (Misfire Engine) là hiện tượng một hoặc một số xi lanh không hoạt động, trong khi các xi lanh còn lại vẫn hoạt động bình thường. Ô tô có thể bị bỏ 1 máy hoặc nhiều máy, có cả trường hợp bỏ máy luân phiên.
Xe bị bỏ một máy không gây nguy hại ngay lập tức. Tuy nhiên nếu không sớm khắc phục, để tình trạng này kéo dài sẽ có thể dẫn đến nhiều tổn hại cho động cơ. Nghiêm trọng hơn có thể xe bị chết máy giữa đường.
Các triệu chứng xe ô tô bỏ máy
Xe tăng tốc yếu, hụt ga
Một trong các dấu hiệu xe bỏ máy thường gặp nhất là xe bị tăng tốc yếu, xe bị hụt ga, xe bị rung giật… Do một hoặc một số xi lanh không hoạt động nên động cơ hoạt động không ổn định, xe trở nên yếu hơn, khả năng tăng tốc kém hơn, khi tăng tốc thường có cảm giác bị hụt hơi, rung giật mạnh.
Xe bị ồn hơn, có tiếng kêu lạ
Xe ô tô bị bỏ máy động cơ sẽ ồn hơn bình thường. Nhiều trường hợp trong động cơ xuất hiện tiếng gõ như tiếng búa gõ, nhất là khi xe khởi động hay khi tăng tốc. Một số trường hợp có tiếng nổ lốp bốp hay tiếng hắt hơi.
Xe có mùi xăng sống
Xe có mùi xăng sống là dấu hiệu xe bỏ máy phổ biến nhất. Bởi khi xe bị bỏ máy, nhiên liệu không được đốt cháy đi theo van xả thải ra ngoài nên xe thường nặng mùi xăng sống. Một số trường hợp mùi xăng sống đi kèm với mùi nước làm mát, hơi nước hay dầu động cơ.
Khói xe có màu lạ
Khi xe ô tô bị bỏ máy, nhiên liệu không được đốt cháy hết sẽ theo khí thải xả ra ngoài. Do đó khí thải thường có màu lạ. Nếu xe máy dầu bỏ máy thì thường dầu cháy trong quá trình đốt sẽ khiến khí thải có màu xanh. Với xe máy xăng bị bỏ máy thường khí thải có màu đen.
Nguyên nhân xe bỏ máy
Nguyên nhân xe bỏ máy thường do 1 trong 3 yếu tố: cấp nhiên liệu, đánh lửa hoặc áp suất nén gặp vấn đề. Khi này quá trình đốt cháy không xảy ra khiến một hoặc một số xi lanh không hoạt động.
Hệ thống đánh lửa gặp vấn đề
Dây cao áp bugi bị hỏng: Dây cao áp bugi bị hỏng, bị rò rỉ phóng điện ở nắp chia điện hoặc cuộn dây trong hệ thống đánh lửa bị lỗi có thể khiến bugi mất điện.
Bugi bị lỗi: Bugi bị hỏng, bị bẩn, bị mòn khe hở lớn… sẽ khiến khả năng phóng điện đánh lửa bị kém, thậm chí không thể đánh lửa.
Hệ thống cấp nhiên liệu bị lỗi
Kim phun bị tắc: Kim phun xăng/dầu có thể bị tắc do đã lâu không được vệ sinh dẫn đến quá trình phun nhiên liệu vào buồng đốt gặp trục trặc.
Áp suất cuối kỳ nén không đủ
Xupap hở: Xupap bị mòn sẽ khiến van bị hở dẫn đến áp suất không đạt chuẩn. Thông thường xupap van xả bị cháy và mòn sớm hơn xupap van hút vì phải làm việc ở nhiệt độ cao hơn nhiều.
Gioăng mặt máy bị cháy: Gioăng mặt máy bị cháy cũng là một trong các nguyên nhân khiến áp suất cuối kỳ nén không đủ.
Mấu cam bị hỏng: Mấu cam có nhiệm vụ điều khiển xupap để đóng/mở van xả và van hút. Nếu mấu cam bị hỏng, góc đóng/mở xupap có thể bị lệch dẫn đến áp suất cuối kỳ nén không đủ.
Xéc măng mòn: Xéc măng mòn sẽ khiến khe hở giữa piston và xi lanh động cơ lớn, làm áp suất không đạt được mức cần thiết.
>> Tìm hiểu ngay: