10 Bí quyết lái xe qua địa hình phức tạp
Ngày:13/04/2024 lúc 14:59PM
Lái xe qua các địa hình phức tạp rất cần những kỹ năng cũng như kinh nghiệm để có thể lái xe an toàn. Anh Nguyễn Đức Thuận, Kỹ sư trưởng của Phụ tùng ô tô Hàn Quốc MAST khuyên bạn nên hiểu rõ chiếc xe mình đang sử dụng, chuẩn bị các phương án dự phòng để tránh các trường hợp xấu ...
1. Chuẩn bị và luôn có phương án dự phòng
Theo các chuyên gia địa hình phụ tùng ô tô Hyundai, người lái nên chuẩn bị những phụ kiện cho các tình huống xảy ra ngoài mong muốn khi đi vào khu vực có điều kiện khắc nghiệt. Bao gồm: các loại lốp xe (lốp xe cho mọi địa hình, lốp dự phòng cỡ lớn), máy đo áp suất, bộ dụng cụ bơm xe và tháo hơi, thước Hi-lift. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị thêm bình cứu hỏa và tủ y tế cá nhân, móc kéo, dây kéo, dụng cụ tời xe, xẻng, rìu, đèn pin.
2. Chọn xe có hệ dẫn động bốn bánh
Việc sử dụng xe có hệ dẫn động bốn bánh trong điều kiện địa hình phức tạp, mặt đường trải nhiều đá dăm hay đường trơn trượt do mưa lớn là một điều rất tuyệt vời. Bởi lẽ, hệ dẫn động bốn bánh có tác dụng trong việc tăng lực kéo của xe thông qua việc truyền công suất động cơ đến tất cả 4 bốn bánh.
Có 4 loại hệ dẫn động sau bạn có thể lựa chọn:
- 2H (Hai bánh cao): Hỗ trợ hầu hết các tình huống lái xe trên đường phố và đường cao tốc.
- 4H (Bốn bánh cao) : Gia tăng lực kéo trong hầu hết các tình huống đường phức tạp hay đường trơn trượt.
- Số N (Số không) : Chỉ sử dụng vị trí N (Số không) khi kéo xe.
- 4L (Bốn bánh thấp) : Chọn chế độ này khi lái xe trong địa hình cát lún hoặc bùn lầy. Hỗ trợ người lái khi xe leo đồi và xuống đồi có độ dốc cao.
3. Tư thế ngồi đúng đắn
Hãy tìm cho mình một vị trí ngồi đắc địa nhất trước khi di chuyển, thắt chặt dây an toàn. Tiếp đến, hãy điều chỉnh ghế lái cho phù hợp với thân hình giúp bạn có thể kiểm soát xe một cách tốt nhất là điều tiếp theo. Chú ý, khoảng cách giữa ghế và vô lăng không được quá gần để đảm bảo lái xe có tầm nhìn bao quát rộng nhất có thể. Khoảng cách giữa hai chân và chân ga, chân phanh không được quá xa để tài xế kịp thời phản ứng với những tình huống bất ngờ trên đường đi.
4. Cầm vô lăng đúng cách
Có hai vị trí cầm vô lăng dành cho tài xế đó là đặt tay vị trí 3h và 9h hoặc 2h và 10h. Hai tay cầm chắc vô lăng, ngón cái luôn hướng lên trên bởi vô lăng có thể sẽ xoay gấp khi xe gặp tình huống bất ngờ, điều này sẽ gây chấn thương đến ngón cái hoặc cổ tay.
5. Duy trì chuyển động của xe ở số thấp
Đạp ga quá mạnh là lỗi phổ biến, hầu hết tài xế đều mắc phải khi di chuyển xe trong địa hình phức tạp. Điều này càng dễ khiến xe bị mắc kẹt trong bùn lầy. Vì vậy, điều bạn cần làm là duy trì động cơ xe ở số thấp, liên tục cho xe di chuyển để không bị sa lầy.
Đặc biệt, khi đi vào những vùng có cát dày hoặc bãi biển, cồn cát trắng, bạn nên giảm tốc và luôn duy trì tốc độ ổn định, hạn chế cua và chuyển hướng bởi xe rất dễ lún sâu vào cát.
Trường hợp xe của bạn bị mắc kẹt, hãy bình tĩnh và cẩn trọng quay bánh xe để thoát ra khi sa lầy trong cát và bùn. Hệ thống kiểm soát lực kéo (TCS) có thể giúp giải thoát xe bị sa lầy.
6. Khi di chuyển trên địa hình dốc lớn
Bạn cần đem xe đi bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo động cơ, hệ thống phanh lốp, làm mát, hộp số đang hoạt động tốt tránh chết máy hoặc mất phanh trên đường di chuyển. Xe di chuyển trong địa hình đồi núi, nhiều dốc thì bạn cần đi số thấp, duy trì tốc độ thấp. Lái xe liền mạch khi xuống hoặc lên dốc nếu có thể.
Không được lùi xe lên dốc hoặc lùi xe xuống dốc khi động cơ tắt hoặc khi về số không (N). Phanh có thể bị quá nhiệt và khiến bạn mất lái.
Chú ý những biển báo đặc biệt (Ví dụ: khu vực đá rơi, đường ngoằn ngoèo, dốc dài, khu vực cho phép vượt/ không cho phép vượt) để sẵn sàng ứng phó với những tình huống xấu.
7. Khi di chuyển trên địa hình ẩm ướt
Tuyệt đối bạn không được bất ngờ tăng tốc quá nhanh khiến xe trơn trượt và bề mặt lốp bị láng, mất ma sát. Người lái nên duy trì tốc độ di chuyển chậm, tăng tốc từ từ. Giữ khoảng cách an toàn với các xe trước sau để dễ quan sát địa hình. Hạn chế tối đa việc chuyển hướng xe hoặc phanh gấp. Kính chắn gió trên xe cũng cần được vệ sinh sạch trước khi di chuyển xe trên địa hình ẩm ướt.
8. Khởi động lại xe sau khi xe chết máy
Nếu xe chết máy, bạn nên dùng phanh tay để cho xe dừng lại trước. Sau đó, chuyển sang chế độ đỗ xe và khởi động lại động cơ xe.
Khi đang lên dốc và xe bị chết máy, chuyển sang số lùi (R), nhả phanh đỗ và lùi thẳng xuống. Không được quay đầu xe vì nếu dốc đứng đến mức làm xe chết máy, nó cũng sẽ đủ dốc để khiến xe bị lật.
Nếu bạn không thể tiếp tục điều khiển xe lên dốc, lùi thẳng xuống dốc. Không được lùi xuống dốc khi xe ở số 0 (N) và chỉ dùng phanh. Xe có thể bị lăn xuống dốc rất nhanh không thể kiểm soát được.
Nếu xe chết máy khi đang xuống dốc, về số thấp hơn, nhả phanh đỗ và lái thẳng xe xuống dốc. Nếu xe không khởi động lại được sau khi chết máy, dùng phanh đỗ (phanh tay), về số P (đỗ xe) và tắt máy. Rời xe để tìm kiếm sự trợ giúp.
9. Khi di chuyển qua vùng nước ngập sâu
Trước khi đi vào vùng ngập nước, bạn nên tắt điều hòa và kéo cửa kính lên. Sau khi ra khỏi dòng nước, bạn hãy nhấn phanh nhẹ nhàng để phanh xe được khô. Nếu vùng ngập nước tĩnh không quá sâu, bạn nên duy trì tốc độ chậm. Nếu bạn đi với tốc độ nhanh, nước té lên cao và xe dễ bị chết máy.
10. Hiểu chiếc xe của bạn
Hãy là người hiểu nhất về chiếc xe của mình. Bạn nên tìm hiểu về các chỉ số xe, động cơ xe, chiều cao-dài-rộng, công suất, lực kéo... để bạn có thể quyết định xem mình có nên đi tiếp vào khu vực chướng ngại vật hay không. Tuyệt đối không nên mạo hiểm nếu điều kiện xe của bạn không cho phép.