Tìm hiểu về van tiết lưu điều hòa ô tô: Khái niệm, phân loại
Ngày:19/12/2024 lúc 16:35PM
Van tiết lưu là một bộ phận nhỏ nhưng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống điều hòa không khí của ô tô. Nó có chức năng điều chỉnh lượng môi chất lạnh đi qua dàn lạnh. Từ đó giúp điều chỉnh nhiệt độ trong khoang cabin. Để hiểu hơn về van tiết lưu điều hoà ô tô, quý khách hàng hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Van tiết lưu điều hoà ô tô là gì?
Van tiết lưu điều hòa ô tô tuy nhỏ bé nhưng giữ vai trò then chốt trong hệ thống làm mát của điều hòa ô tô. Quá trình tiết lưu diễn ra khi dòng môi chất lạnh bị nén qua một lỗ hẹp đột ngột tạo nên sự sụt giảm áp suất đáng kể. Mức giảm này phụ thuộc vào tính chất, trạng thái của môi chất, độ hẹp của ống dẫn và tốc độ dòng khí.
Khi môi chất lạnh di chuyển qua lỗ hẹp, lực cản gia tăng làm tăng tốc độ và động năng của dòng khí, dẫn đến sự giảm nhiệt độ và áp suất. Đồng thời, một phần động năng bị tiêu hao do ma sát chuyển hóa thành nhiệt năng gây biến đổi nhiệt độ. Quá trình này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu suất làm mát giúp điều hòa ô tô hoạt động ổn định và hiệu quả.
Cấu tạo chi tiết của van tiết lưu điều hoà
Van tiết lưu máy lạnh gồm các bộ phận chính sau:
- Bầu cảm biến nhiệt: Giúp máy lạnh "cảm nhận" nhiệt độ môi trường và tự động điều chỉnh để đạt được mức làm mát mong muốn.
- Ống mao: Là một ống dẫn nhỏ có nhiệm vụ đưa chất lạnh đi qua các bộ phận khác của máy lạnh và giúp duy trì lưu lượng gas ổn định.
- Màn xếp: Giống như một "cánh cửa nhỏ", màn xếp giúp ngăn chất lạnh thoát ra ngoài, đảm bảo hệ thống hoạt động kín.
- Kim phun: Phun chất lạnh đã được làm lạnh sâu vào không gian phòng, mang đến cảm giác mát lạnh tức thì.
Cấu tạo chi tiết của van tiết lưu điều hoà ô tô như thế nào?
- Tiết lưu vào dàn lạnh: Điều khiển lượng chất lạnh đi vào dàn lạnh để đảm bảo quá trình trao đổi nhiệt diễn ra hiệu quả.
- Nắp chụp: Bảo vệ các bộ phận bên trong van tiết lưu, ngăn ngừa bụi bẩn và ẩm mốc.
- Vít điều chỉnh: Giúp kỹ thuật viên điều chỉnh áp suất làm việc của van để tối ưu hóa hiệu suất máy lạnh.
- Lò xo van: Tạo ra lực đẩy cần thiết để điều khiển hoạt động của van.
- Dịch từ bình chứa cao áp: Cung cấp chất lạnh với áp suất thích hợp cho quá trình làm lạnh.
- Phin lọc: Lọc sạch các tạp chất trong chất lạnh, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và bền bỉ.
- Ty van: Điều khiển quá trình đóng mở của van, giúp máy lạnh hoạt động theo yêu cầu của người dùng.
- Màng ngăn: Ngăn không cho chất lạnh rò rỉ ra ngoài, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Phân loại van tiết lưu điều hoà ô tô hiện nay
1. Phân loại theo cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Van tiết lưu kiểu ống mao (Orifice Tube)
- Cấu tạo: Đơn giản nhất, là một ống nhỏ với đường kính cực kỳ hẹp.
- Nguyên lý hoạt động: Môi chất lạnh lỏng áp suất cao từ giàn nóng đi qua ống mao này sẽ bị giảm áp suất do sự cản trở của ống hẹp, chuyển sang dạng sương và tiếp tục bay hơi trong giàn lạnh.
Van tiết lưu kiểu ống mao có cấu tạo đơn giản với đường kính cực kỳ hẹp
- Ưu điểm: Giá thành rẻ, cấu tạo đơn giản, ít hỏng hóc.
- Nhược điểm: Khả năng điều chỉnh lưu lượng môi chất không linh hoạt, hiệu suất làm lạnh không cao bằng TXV, dễ bị tắc nghẽn bởi cặn bẩn. Thường được sử dụng trên các xe đời cũ hoặc các dòng xe phổ thông.
Van tiết lưu kiểu van giãn nở nhiệt (Thermostatic Expansion Valve - TXV)
- Cấu tạo: Phức tạp hơn ống mao, bao gồm một van kim được điều khiển bởi một bầu cảm nhiệt. Bầu cảm nhiệt này chứa môi chất nhạy cảm với nhiệt độ và được gắn vào đường ống hồi của giàn lạnh.
- Nguyên lý hoạt động: Khi nhiệt độ giàn lạnh thay đổi, nhiệt độ trong bầu cảm nhiệt cũng thay đổi, làm thay đổi áp suất trong bầu. Sự thay đổi áp suất này tác động lên van kim, điều chỉnh độ mở của van và do đó điều chỉnh lưu lượng môi chất lạnh phun vào giàn lạnh.
Van tiết lưu kiểu van giãn nở nhiệt có cấu tạo phức tạp hơn nhiều
- Ưu điểm: Khả năng điều chỉnh lưu lượng môi chất chính xác và linh hoạt theo tải nhiệt của hệ thống, giúp tối ưu hiệu suất làm lạnh và tiết kiệm năng lượng.
- Nhược điểm: Cấu tạo phức tạp hơn, giá thành cao hơn, dễ bị hỏng hóc hơn ống mao. Được sử dụng phổ biến trên các xe đời mới và các dòng xe cao cấp.
2. Phân loại TXV theo cách cân bằng áp suất
Trong loại van TXV, người ta còn phân loại dựa trên cách cân bằng áp suất, bao gồm:
- TXV cân bằng trong (Internally Equalized TXV): Áp suất tác động lên van được lấy từ đầu vào của giàn lạnh. Loại này thường được sử dụng cho các hệ thống có tổn thất áp suất trong giàn lạnh không đáng kể.
- TXV cân bằng ngoài (Externally Equalized TXV): Áp suất tác động lên van được lấy từ đầu ra của giàn lạnh. Loại này được sử dụng cho các hệ thống có tổn thất áp suất đáng kể trong giàn lạnh giúp van hoạt động chính xác hơn trong các điều kiện tải nhiệt khác nhau.
Nguyên lý làm việc của vann điều tiết điều hòa ô tô
Trong thời tiết mùa hè nắng nóng, nhu cầu sử dụng điều hòa ô tô tăng cao, góp phần làm cho điều hòa ô tô hoạt động kém. Máy lạnh ô tô cũng có nguyên lý hoạt động tương tự như việc sử dụng máy lạnh trong mọi gia đình. Bao gồm các bộ phận như: máy nén, giàn nóng, giàn lạnh, bộ lọc, sấy, thông gió, van tiết lưu ...
Máy nén
Máy nén được dẫn động từ trục khuỷu động cơ thông qua một dây đai truyền động. Sau đó nén khí môi chất lạnh ở áp suất thấp đến áp suất cao và luân chuyển môi chất lạnh trong hệ thống.
Giàn lạnh
Giàn lạnh là nơi môi chất lạnh có nhiệt độ thấp sẽ hấp thụ nhiệt từ môi trường trong xe và chuyển hóa thành khí để đưa về máy nén.
Nguyên lý làm việc của điều hòa ô tương tự như máy lạnh trong mọi gia đình
Giàn nóng
Giàn nóng là một bộ tản nhiệt trong đó chất làm lạnh đi vào bình ngưng từ máy nén dưới giàng khí áp suất cao được làm mát, sau đó ngưng tụ thành chất lỏng ở áp suất cao.
Bộ lọc khô
Bộ lọc khô để loại bỏ hơi nước trong môi chất, ngăn nước đóng băng thành tinh thể gây vỡ hệ thống.
Cách xử lý khi van tiết lưu điều hòa ô tô gặp sự cố
Khi gặp các sự cố về điều hòa trong xe ô tô, bạn có thể làm theo các phương án sau:
Làm sạch van tiết lưu điều hoà ô tô
Van tiết lưu tương đối bền và ít tốn kém khi gặp các sự cố. Tuy nhiên, để đảm bảo van tiết lưu hoạt động hiệu quả thì việc vệ sinh bộ phận này cũng rất cần thiết. Trung bình xe chạy được khoảng 10.000 km thì cần phải vệ sinh bộ chế hòa khí của xe để đảm bảo nhiên liệu vào động cơ còn tốt. Do đó, việc vệ sinh van tiết lưu cũng theo chu kỳ. Có thể vệ sinh van tiết lưu thủ công như sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ làm sạch
Dụng cụ để vệ sinh van tiết lưu thủ công bao gồm: 01 bàn chải đánh răng, 01 bình xịt vệ sinh chuyên dụng, giẻ lau sạch.
Bước 2: Xác định vị trí và vệ sinh van tiết lưu
Van tiết lưu là bộ phận nằm giữa hộp lọc khí và cổ nạp hút xăng. Đầu tiên, cần mở nắp ca-pô của xe, xác định vị trí bộ chế hòa khí và rút ga. Dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng xịt vào van tiết lưu, dùng bàn chải đánh răng để vệ sinh kỹ lưỡng cả bên trong và bên ngoài van và những nơi khuất như mặt dưới của cổ van hay tay ga. Sau khi chải xong, bạn lấy khăn lau sạch bụi bẩn và dầu mỡ bám trên van.
Bước 3: Kết thúc
Sau khi vệ sinh xong, bạn lắp lại van tiết lưu vào đúng vị trí, sau đó nổ máy để kiểm tra động cơ xe.
Một lưu ý trong việc bảo quản van tiết lưu hoạt động tốt là không được tự ý căn chỉnh van tiết lưu. Do van tiết lưu nằm trong hộp giàn lạnh nên chỉ điều chỉnh được một số bên ngoài. Bên cạnh đó, do nguyên lý hoạt động của van nên khi đủ nóng van sẽ giãn nở làm giảm áp suất của hệ thống bằng cơ chế màng lọc, lò xo, môi chất bên trong. Khi không đủ nhiệt, môi chất lạnh trong râu van sẽ nở ra đẩy kim van đi xuống, van mở hẹp hơn để ga đã qua giải nhiệt (dàn nóng) phun qua van dạng sương. Lúc đó sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.
Kiểm tra lọc gió trong cabin
Đây là bộ phận có tác dụng lọc bụi bẩn trong không khí trên xe, thường nằm sau hộc đựng đồ phía trước ghế hành khách. Bạn cần vệ sinh bộ phận này định kỳ và thay thế sau mỗi 2 năm sử dụng. Một số loại lọc có thể sử dụng than hoạt tính tích hợp giúp hấp thụ hydrocacbon và khử mùi, vì vậy việc thay thế lọc cần tùy theo loại xe để bảo vệ hiệu quả hoạt động của điều hòa.
Kiểm tra tản nhiệt dàn nóng hoặc dàn lạnh
Bụi bẩn khiến không khí lưu thông kém cũng là nguyên nhân khiến hệ thống điều hòa hoạt động kém. Trong trường hợp này, bạn cũng nên vệ sinh và lau sạch bụi bẩn.
>> Tìm hiểu thêm: